Một tình huống không tưởng vừa diễn ra tại Bhagalpur, Bihar, Ấn Độ khi một người đàn ông bước vào bệnh viện với một con rắn độc thuộc loài rắn hổ lục Russell có nọc độc rất mạnh quấn quanh cổ. Hành động của người đàn ông này đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý, không chỉ ở bệnh viện mà còn trên mạng xã hội khi sự việc được lan truyền với tốc độ chóng mặt.Theo truyền thông Ấn Độ, ông Prakash Mandal (48 tuổi), cư dân làng Mirachak, thành phố Bhagalpur đã xuất hiện tại bệnh viện với một con rắn cực độc trên cổ, khiến mọi người khiếp sợ.Mặc một chiếc áo ba lỗ và vải quấn dhoti giản dị, ông Prakash Mandal không hề hoảng sợ, cầm chặt con rắn độc trong tay, tiến vào khu cấp cứu của Bệnh viện JLN giữa ánh mắt kinh ngạc của các bệnh nhân và nhân viên.Để hạn chế chất độc lan rộng, Prakash Mandal thậm chí còn biết buộc một miếng vải quanh cánh tay nhằm ngăn chặn máu lưu thông.Khi ông Prakash Mandal xuất hiện, các nhân viên y tế và bệnh nhân không ai dám lại gần, tất cả đều giữ khoảng cách an toàn. Một nhân viên bệnh viện đã phải khéo léo hướng dẫn người đàn ông đến khu vực cách ly an toàn để xử lý tình huống đầy kịch tính này.Sau khi được thuyết phục, ông Prakash Mandal đã chịu thả con rắn và được nhanh chóng đưa vào phòng cấp cứu để điều trị giải độc.Sự kiện này diễn ra giữa bối cảnh Bhagalpur đang chìm trong lũ lụt, nơi các loài rắn độc như hổ lục Russell thường xuất hiện. Tình hình lũ lụt nghiêm trọng đã khiến nhiều loài động vật nguy hiểm, kể cả rắn và cá sấu gharial, tràn vào các khu dân cư, làm tăng mức độ căng thẳng và rủi ro cho người dân địa phương.Theo tìm hiểu, rắn hổ lục Russell là một trong những loài rắn độc nguy hiểm nhất châu Á, nổi tiếng với nọc độc mạnh có thể gây tử vong chỉ trong vài giờ nếu không được xử lý kịp thời. Loài rắn này có vẻ ngoài đặc trưng với thân màu nâu vàng và các đốm đen tròn phân bố dọc sống lưng, giúp chúng dễ dàng ẩn nấp trong môi trường tự nhiên, đặc biệt là trong các khu vực nông thôn.Nọc độc của hổ lục Russell tấn công hệ thần kinh và hệ tim mạch của nạn nhân, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như đau dữ dội, sưng tấy, chảy máu và trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến suy thận, suy tim, tử vong.Đáng chú ý là rắn hổ lục Russell có tính khí hung hăng, không e sợ con người và thường cắn ngay khi cảm thấy bị đe dọa. Sự hung dữ này khiến chúng trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người dân ơ vùng nông thôn Ấn Độ. Loài rắn này cũng là nguyên nhân chính gây ra phần lớn các ca tử vong do rắn cắn ở khu vực Nam Á, nơi chúng xuất hiện phổ biến.Video: Dùng tay không bắt rắn độc, người đàn ông nhận ngay kết đắng.
Một tình huống không tưởng vừa diễn ra tại Bhagalpur, Bihar, Ấn Độ khi một người đàn ông bước vào bệnh viện với một con rắn độc thuộc loài rắn hổ lục Russell có nọc độc rất mạnh quấn quanh cổ. Hành động của người đàn ông này đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý, không chỉ ở bệnh viện mà còn trên mạng xã hội khi sự việc được lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Theo truyền thông Ấn Độ, ông Prakash Mandal (48 tuổi), cư dân làng Mirachak, thành phố Bhagalpur đã xuất hiện tại bệnh viện với một con rắn cực độc trên cổ, khiến mọi người khiếp sợ.
Mặc một chiếc áo ba lỗ và vải quấn dhoti giản dị, ông Prakash Mandal không hề hoảng sợ, cầm chặt con rắn độc trong tay, tiến vào khu cấp cứu của Bệnh viện JLN giữa ánh mắt kinh ngạc của các bệnh nhân và nhân viên.
Để hạn chế chất độc lan rộng, Prakash Mandal thậm chí còn biết buộc một miếng vải quanh cánh tay nhằm ngăn chặn máu lưu thông.
Khi ông Prakash Mandal xuất hiện, các nhân viên y tế và bệnh nhân không ai dám lại gần, tất cả đều giữ khoảng cách an toàn. Một nhân viên bệnh viện đã phải khéo léo hướng dẫn người đàn ông đến khu vực cách ly an toàn để xử lý tình huống đầy kịch tính này.
Sau khi được thuyết phục, ông Prakash Mandal đã chịu thả con rắn và được nhanh chóng đưa vào phòng cấp cứu để điều trị giải độc.
Sự kiện này diễn ra giữa bối cảnh Bhagalpur đang chìm trong lũ lụt, nơi các loài rắn độc như hổ lục Russell thường xuất hiện. Tình hình lũ lụt nghiêm trọng đã khiến nhiều loài động vật nguy hiểm, kể cả rắn và cá sấu gharial, tràn vào các khu dân cư, làm tăng mức độ căng thẳng và rủi ro cho người dân địa phương.
Theo tìm hiểu, rắn hổ lục Russell là một trong những loài rắn độc nguy hiểm nhất châu Á, nổi tiếng với nọc độc mạnh có thể gây tử vong chỉ trong vài giờ nếu không được xử lý kịp thời. Loài rắn này có vẻ ngoài đặc trưng với thân màu nâu vàng và các đốm đen tròn phân bố dọc sống lưng, giúp chúng dễ dàng ẩn nấp trong môi trường tự nhiên, đặc biệt là trong các khu vực nông thôn.
Nọc độc của hổ lục Russell tấn công hệ thần kinh và hệ tim mạch của nạn nhân, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như đau dữ dội, sưng tấy, chảy máu và trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến suy thận, suy tim, tử vong.
Đáng chú ý là rắn hổ lục Russell có tính khí hung hăng, không e sợ con người và thường cắn ngay khi cảm thấy bị đe dọa. Sự hung dữ này khiến chúng trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người dân ơ vùng nông thôn Ấn Độ. Loài rắn này cũng là nguyên nhân chính gây ra phần lớn các ca tử vong do rắn cắn ở khu vực Nam Á, nơi chúng xuất hiện phổ biến.