Đúng 10 giờ ngày 6/11/1979, thủy điện Hòa Bình, một “công trình vĩ đại” của thế kỷ 20 được khởi công. Dòng sông Đà hung dữ, bất trị bắt đầu được chế ngự.Công trình thủy điện Hòa Bình có công suất 1.920 MW, lượng điện bình quân 9, 5 tỷ/KWh, lớn bậc nhất Đông Nam Á, là nguồn cấp điện chủ lực, đóng vai trò điều tiết công suất, điện áp và tần số hiệu quả nhất của hệ thống điện Việt Nam thời đó.Nhà máy thủy điện Hòa Bình được khởi công và triển khai trong đúng thời điểm đất nước vừa kết thúc chiến tranh gặp muôn vàn khó khăn thiếu thốn.Hơn thế, thủy điện Hòa Bình là công trình đứng nhất nhì thế giới về độ phức tạp, có những hạng mục lớn, rất độc đáo tiêu biểu như công trình chống thấm trong núi đá vôi Trại Nhãn.Do đây là núi đá vôi nên khi đắp đập ngăn sông, nước dâng lên về phía thượng lưu 100m, dần dần chảy qua các hang động. Để giữ nước, cán bộ, công nhân phải xây tường ngầm dày 4m, cao 100m, dài 600m chính giữa lòng núi. Họ phải đào, khoét từng tấc đất đá trong lòng núi, rồi đổ bê tông.Trong 3 năm, công nhân đã cùng nhau đào 3 đường hầm ở 3 cao độ khác nhau, tiến dần vào và xuyên qua núi đá vôi. Có những ngày mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, công nhân phải đào lòng núi trong môi trường ngập nước, lạnh buốt thấu xương.Đặc biệt, để xây dựng đập, công nhân phải tiến hành ngăn sông. Ngày 12/1/1983, ngăn sông Đà đợt 1. Ngày 9/1/1986 ngăn sông Đà đợt 2 - đỉnh cao của nỗ lực thực hiện thắng lợi khẩu hiệu “Cao độ 81 hay là chết” - Cuộc ngăn sông lịch sử chạy đua với nước lũ lớn nhất thế kỷ XX.Trong lần 3, do cửa van không kín, nước tràn vào. Để vào được phía trong xử lý van, công nhân phải đi qua một đường ống ngầm sâu 80m. Đội thợ lặn lặn sâu xuống phía dưới dùng vải, bao tải bịt chỗ hở, rồi đổ bê tông vào những khe hở đó. Đội thợ hàn làm việc ở phía trên.Không may tia lửa hàn đã bắt lửa. Toàn bộ đường hầm có đường kính 12m, sâu 80m cháy nghi ngút, vài chục công nhân ở ngạt thở vì thiếu oxy, không có lối thoát. Sau đó, những chiếc bình oxy nhanh chóng được thả xuống, đẩy dần khí CO2 thoát lên để giải cứu công nhân.Theo kế hoạch, tháng 12/1987, tổ máy 1 phải phát điện, nhưng đến cuối năm 1988 mới tiến hành chạy thử. Hơn 50 phóng viên ngày đêm túc trực trên công trường, theo dõi mọi diễn biến chạy thử tổ máy 1 để đưa tin.Đúng 20 giờ 21 phút ngày 30/12/1988, lần đầu tiên dòng điện của nhà máy lên lưới điện quốc gia đánh dấu kết quả của 9 năm lao động quên mình của gần 4 vạn cán bộ công nhân và 1.000 chuyên gia Liên Xô trên công trường.Từ 1991-1994, lần lượt các tổ máy từ số 2 đến tổ máy số 8 được khởi động và chính thức phát điện. Ngày 20/12/1994, nhà máy thủy điện Hòa Bình chính thức khánh thành, kết thúc 15 năm xây dựng.Trong quá trình xây dựng thủy điện Hòa Bình, 168 người đã hi sinh, trong đó có 11 chuyên gia Liên Xô. Đài tưởng niệm được xây dựng cách nhà máy về phía hạ lưu sông Đà khoảng 300 m.Ngoài ra, tại sân truyền thống nhà máy có một khối bê tông hình chóp cụt, trên đó có tấm biển thép khắc dòng chữ: "Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư được mở vào ngày 1/1/2100".Mời độc giả xem video: Sinh viên thuê trọ giá rẻ trong các biệt thự. Nguồn: VTV24.
Đúng 10 giờ ngày 6/11/1979, thủy điện Hòa Bình, một “công trình vĩ đại” của thế kỷ 20 được khởi công. Dòng sông Đà hung dữ, bất trị bắt đầu được chế ngự.
Công trình thủy điện Hòa Bình có công suất 1.920 MW, lượng điện bình quân 9, 5 tỷ/KWh, lớn bậc nhất Đông Nam Á, là nguồn cấp điện chủ lực, đóng vai trò điều tiết công suất, điện áp và tần số hiệu quả nhất của hệ thống điện Việt Nam thời đó.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình được khởi công và triển khai trong đúng thời điểm đất nước vừa kết thúc chiến tranh gặp muôn vàn khó khăn thiếu thốn.
Hơn thế, thủy điện Hòa Bình là công trình đứng nhất nhì thế giới về độ phức tạp, có những hạng mục lớn, rất độc đáo tiêu biểu như công trình chống thấm trong núi đá vôi Trại Nhãn.
Do đây là núi đá vôi nên khi đắp đập ngăn sông, nước dâng lên về phía thượng lưu 100m, dần dần chảy qua các hang động. Để giữ nước, cán bộ, công nhân phải xây tường ngầm dày 4m, cao 100m, dài 600m chính giữa lòng núi. Họ phải đào, khoét từng tấc đất đá trong lòng núi, rồi đổ bê tông.
Trong 3 năm, công nhân đã cùng nhau đào 3 đường hầm ở 3 cao độ khác nhau, tiến dần vào và xuyên qua núi đá vôi. Có những ngày mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, công nhân phải đào lòng núi trong môi trường ngập nước, lạnh buốt thấu xương.
Đặc biệt, để xây dựng đập, công nhân phải tiến hành ngăn sông. Ngày 12/1/1983, ngăn sông Đà đợt 1. Ngày 9/1/1986 ngăn sông Đà đợt 2 - đỉnh cao của nỗ lực thực hiện thắng lợi khẩu hiệu “Cao độ 81 hay là chết” - Cuộc ngăn sông lịch sử chạy đua với nước lũ lớn nhất thế kỷ XX.
Trong lần 3, do cửa van không kín, nước tràn vào. Để vào được phía trong xử lý van, công nhân phải đi qua một đường ống ngầm sâu 80m. Đội thợ lặn lặn sâu xuống phía dưới dùng vải, bao tải bịt chỗ hở, rồi đổ bê tông vào những khe hở đó. Đội thợ hàn làm việc ở phía trên.
Không may tia lửa hàn đã bắt lửa. Toàn bộ đường hầm có đường kính 12m, sâu 80m cháy nghi ngút, vài chục công nhân ở ngạt thở vì thiếu oxy, không có lối thoát. Sau đó, những chiếc bình oxy nhanh chóng được thả xuống, đẩy dần khí CO2 thoát lên để giải cứu công nhân.
Theo kế hoạch, tháng 12/1987, tổ máy 1 phải phát điện, nhưng đến cuối năm 1988 mới tiến hành chạy thử. Hơn 50 phóng viên ngày đêm túc trực trên công trường, theo dõi mọi diễn biến chạy thử tổ máy 1 để đưa tin.
Đúng 20 giờ 21 phút ngày 30/12/1988, lần đầu tiên dòng điện của nhà máy lên lưới điện quốc gia đánh dấu kết quả của 9 năm lao động quên mình của gần 4 vạn cán bộ công nhân và 1.000 chuyên gia Liên Xô trên công trường.
Từ 1991-1994, lần lượt các tổ máy từ số 2 đến tổ máy số 8 được khởi động và chính thức phát điện. Ngày 20/12/1994, nhà máy thủy điện Hòa Bình chính thức khánh thành, kết thúc 15 năm xây dựng.
Trong quá trình xây dựng thủy điện Hòa Bình, 168 người đã hi sinh, trong đó có 11 chuyên gia Liên Xô. Đài tưởng niệm được xây dựng cách nhà máy về phía hạ lưu sông Đà khoảng 300 m.
Ngoài ra, tại sân truyền thống nhà máy có một khối bê tông hình chóp cụt, trên đó có tấm biển thép khắc dòng chữ: "Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư được mở vào ngày 1/1/2100".
Mời độc giả xem video: Sinh viên thuê trọ giá rẻ trong các biệt thự. Nguồn: VTV24.