Vụ vỡ đập Machchu – 2 tại Morbi, Ấn Độ đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness là một trong những thảm họa vỡ đập kinh hoàng nhất từng xảy ra trên thế giới. Chỉ trong vòng 20 phút, những con sóng cao 10m đã nhấn chìm một thị trấn cách đó 5km, số người thiệt mạng ước tính lên đến 25.000 người.Nguyên nhân của sự cố là những trận mưa lớn ở đầu nguồn, làm con đập đắp bằng đất dài 4km bị tan rã. Khả năng thiết kế của đập chỉ chịu được lưu lượng 5.663 m3/s trong khi trận mưa lớn năm đó làm lưu lượng lên đến 16.307 m3/s, gấp 3 lần sức chịu đựng của công trình.Đập Gleno được xây dựng trên sông Gleno ở Valle di Scalve, Italia trong những năm 1916 - 1923 nhằm mục đích thủy điện. Tuy nhiên, chỉ sau 40 ngày sau khi nước được chứa đầy phần lòng hồ, thì một phần lớn của đập đã bị vỡ vào ngày 1/12/1923.Trong vòng vài phút, khối nước trong hồ ở độ cao khoảng 1.535 m (so với mực nước biển) đổ ập xuống tàn phá dữ dội làng mạc và thị trấn trong thung lũng phía dưới, khiến 356 người thiệt mạng. Những nỗ lực khắc phục đã hoàn toàn thất bạiSau thảm họa khủng khiếp đó, người ta cũng bỏ luôn đập, không xây lại hay phục hồi. Theo điều tra, nguyên nhân dẫn đến sự cố của đập Gleno là do thi công không đảm bảo, mắc nhiều sai phạm kỹ thuật, vật liệu và tay nghề công nhân kém.Thảm họa vỡ đập thủy điện thảm khốc nhất lịch sử cho đến nay có lẽ là sự cố tại đập thủy điện Bản Kiều, Trung Quốc. Theo cơ quan thủy văn tỉnh Hà Nam, sự cố này đã làm 26.000 người bỏ mạng trong lũ lụt và 145.000 người khác thiệt mạng do dịch bệnh và nạn đói sau đó, 11 triệu người trở thành vô gia cư.Việc xây dựng đập Bản Kiều được bắt đầu vào năm 1951 và hoàn thành 1 năm sau đó, với mục đích kiểm soát lũ lụt ở hạ lưu và thủy điện. Hồ chứa tổng cộng 492 triệu m3 nước.Tháng 8/1975, mưa đặc biệt lớn ở thượng nguồn sông Hoài do ảnh hưởng của cơn bão lớn thứ 3 của Trung Quốc năm đó, dẫn đến trận Đại hồng thủy. Được biết, trước đó con đập này có xuất hiện một số vết nứt và một số lỗi xây dựng khác, nó được sửa chữa và người ta cho rằng con đập không thể bị phá hủy.Thảm họa vỡ đập Malpasset tại Pháp năm 1959, vào khoảng 21 giờ 13 phút ngày 2/12/1959, đã tạo nên dòng thác lũ kinh hoàng, khiến ít nhất 412 người thiệt mạng. Sau cự cố, người ta còn tìm thấy xác những người dân chìm dưới bùn đất dày hàng chục mét, có người lại bị dòng lũ cuốn trôi thẳng ra biển.Thời điểm xảy ra thảm họa, toàn bộ bức tường chắn của đập nước Malpasset sụp đổ hoàn toàn do không thể chịu được áp lực nước đến từ cơn bão mang mưa đổ ồ ạt lên con sông Reyran. Ngay lập tức, dòng nước bị đè nén chảy mạnh dữ dội, tạo thành dòng thác lũ cao 40 mét, di chuyển với tốc độ 70km/giờ (gần 20 mét/giây) đổ ụp xuống hàng nghìn ngôi nhà ở thị trấn Fréjus.Đập South Fork nằm gần South Fork, Pennsylvania, Mỹ. Trước khi thảm họa vỡ đập thủy điện xảy ra tại đây, nhiều nhân viên làm việc tại con đập này đã báo cáo với cấp trên dấu vết rò rỉ ở một số phần, tuy nhiên, tất cả những gì mà các kỹ sư thời đó làm chỉ là lấp đầy các vết nứt đó bằng bùn và rơm.Tháng 5/1889, mưa lớn đã khiến do lũ tràn về, con đập vốn dĩ không kiên cố đã bị vỡ khiến khoảng 20 triệu tấn nước tràn xuống. Thiệt hại do sự cố này gây ra ước tính khoảng 17 triệu USD và khiến hơn 2.200 người thiệt mạng.
Trung Quốc mưa lũ lỷ lục, đập Tam Hiệp mở 3 cửa xả lũ | VTC16
Vụ vỡ đập Machchu – 2 tại Morbi, Ấn Độ đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness là một trong những thảm họa vỡ đập kinh hoàng nhất từng xảy ra trên thế giới. Chỉ trong vòng 20 phút, những con sóng cao 10m đã nhấn chìm một thị trấn cách đó 5km, số người thiệt mạng ước tính lên đến 25.000 người.
Nguyên nhân của sự cố là những trận mưa lớn ở đầu nguồn, làm con đập đắp bằng đất dài 4km bị tan rã. Khả năng thiết kế của đập chỉ chịu được lưu lượng 5.663 m3/s trong khi trận mưa lớn năm đó làm lưu lượng lên đến 16.307 m3/s, gấp 3 lần sức chịu đựng của công trình.
Đập Gleno được xây dựng trên sông Gleno ở Valle di Scalve, Italia trong những năm 1916 - 1923 nhằm mục đích thủy điện. Tuy nhiên, chỉ sau 40 ngày sau khi nước được chứa đầy phần lòng hồ, thì một phần lớn của đập đã bị vỡ vào ngày 1/12/1923.
Trong vòng vài phút, khối nước trong hồ ở độ cao khoảng 1.535 m (so với mực nước biển) đổ ập xuống tàn phá dữ dội làng mạc và thị trấn trong thung lũng phía dưới, khiến 356 người thiệt mạng. Những nỗ lực khắc phục đã hoàn toàn thất bại
Sau thảm họa khủng khiếp đó, người ta cũng bỏ luôn đập, không xây lại hay phục hồi. Theo điều tra, nguyên nhân dẫn đến sự cố của đập Gleno là do thi công không đảm bảo, mắc nhiều sai phạm kỹ thuật, vật liệu và tay nghề công nhân kém.
Thảm họa vỡ đập thủy điện thảm khốc nhất lịch sử cho đến nay có lẽ là sự cố tại đập thủy điện Bản Kiều, Trung Quốc. Theo cơ quan thủy văn tỉnh Hà Nam, sự cố này đã làm 26.000 người bỏ mạng trong lũ lụt và 145.000 người khác thiệt mạng do dịch bệnh và nạn đói sau đó, 11 triệu người trở thành vô gia cư.
Việc xây dựng đập Bản Kiều được bắt đầu vào năm 1951 và hoàn thành 1 năm sau đó, với mục đích kiểm soát lũ lụt ở hạ lưu và thủy điện. Hồ chứa tổng cộng 492 triệu m3 nước.
Tháng 8/1975, mưa đặc biệt lớn ở thượng nguồn sông Hoài do ảnh hưởng của cơn bão lớn thứ 3 của Trung Quốc năm đó, dẫn đến trận Đại hồng thủy. Được biết, trước đó con đập này có xuất hiện một số vết nứt và một số lỗi xây dựng khác, nó được sửa chữa và người ta cho rằng con đập không thể bị phá hủy.
Thảm họa vỡ đập Malpasset tại Pháp năm 1959, vào khoảng 21 giờ 13 phút ngày 2/12/1959, đã tạo nên dòng thác lũ kinh hoàng, khiến ít nhất 412 người thiệt mạng. Sau cự cố, người ta còn tìm thấy xác những người dân chìm dưới bùn đất dày hàng chục mét, có người lại bị dòng lũ cuốn trôi thẳng ra biển.
Thời điểm xảy ra thảm họa, toàn bộ bức tường chắn của đập nước Malpasset sụp đổ hoàn toàn do không thể chịu được áp lực nước đến từ cơn bão mang mưa đổ ồ ạt lên con sông Reyran. Ngay lập tức, dòng nước bị đè nén chảy mạnh dữ dội, tạo thành dòng thác lũ cao 40 mét, di chuyển với tốc độ 70km/giờ (gần 20 mét/giây) đổ ụp xuống hàng nghìn ngôi nhà ở thị trấn Fréjus.
Đập South Fork nằm gần South Fork, Pennsylvania, Mỹ. Trước khi thảm họa vỡ đập thủy điện xảy ra tại đây, nhiều nhân viên làm việc tại con đập này đã báo cáo với cấp trên dấu vết rò rỉ ở một số phần, tuy nhiên, tất cả những gì mà các kỹ sư thời đó làm chỉ là lấp đầy các vết nứt đó bằng bùn và rơm.
Tháng 5/1889, mưa lớn đã khiến do lũ tràn về, con đập vốn dĩ không kiên cố đã bị vỡ khiến khoảng 20 triệu tấn nước tràn xuống. Thiệt hại do sự cố này gây ra ước tính khoảng 17 triệu USD và khiến hơn 2.200 người thiệt mạng.
Trung Quốc mưa lũ lỷ lục, đập Tam Hiệp mở 3 cửa xả lũ | VTC16