Hồ Tanganyika nằm ở thung lũng Great Rift. Đây là một trong các hồ lớn nhất châu Phi. Theo các chuyên gia, Tanganyika là hồ nước ngọt có độ sâu và dung tích lớn thứ hai thế giới. Hiện hồ Tanganyika do 4 nước sở hữu gồm: Burundi, CHDC Congo, Tanzania và Zambia. Khi tìm hiểu về nơi này, nhiều người thích thú với những giai thoại về thủy quái nước ngọt.Tương truyền, cách đây vài thế kỷ, người dân sống xung quan khu vực hồ Tanganyika đều biết đến sự tồn tại của một thủy quái to lớn, hung dữ sống trong hồ.Bộ lạc Tabwa ở phía Bắc Zambia coi thủy quái bí ẩn đó là "thần đánh cá" và tôn sùng nó như một vị thần. Các thành viên trong bộ tộc Tabwa thường tổ chức các nghi lễ trước mùa đánh bắt cá nhằm cầu mong thủy quái trên phù hộ họ luôn bắt được nhiều tôm cá.Những mô tả chi tiết đầu tiên về thủy quái ẩn mình dưới hồ Tanganyika là vào năm 1893. Khi ấy, một đoàn khảo sát do nhà thám hiểm người Ireland Joseph Augustus Moloney dẫn đầu đã đến hồ nước trên.Trong chuyên đi đó, nhóm của ông Joseph gặp mặt và trò chuyện với các nhà truyền giáo địa phương. Do vậy, họ được nghe kể về một con “rắn biển” có kích thước khổng lồ thỉnh thoảng trồi lên mặt hồ Tanganyika.Đặc biệt, một vài người tuyên bố từng nhìn thấy con “rắn biển” lên bờ và nằm phơi nắng. Tuy nhiên, không ai dám lại gần thủy quái này vì sợ gặp điều xui xẻo.Kể từ đó, những câu chuyện về thủy quái ở sống trong hồ Tanganyika được lan truyền rộng rãi trong dân chúng. Một vài người tìm đến hồ nước này với hy vọng có thể nhìn thấy nó từ xa.Theo lời kể của một số nhân chứng, thủy quái ẩn mình dưới hồ Tanganyika có chiều dài cơ thể khoảng 30m. Nó có hình dáng khá giống con rắn và di chuyển rất nhanh.Để kiểm chứng thông tin về thủy quái trên, một số đoàn thám hiểm đã đến hồ Tanganyika. Tuy nhiên, họ không "tóm" được bất cứ sinh vật nào giống như những mô tả trên.Dù vậy, vài người không từ bỏ hy vọng nên vẫn đi tìm tung tích của quái vật sống dưới đáy hồ Tanganyika với hy vọng một ngày nào đó, bí ẩn về nó sẽ dược làm sáng tỏ.Mời độc giả xem video: Bến Tre xây hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây. Nguồn: THDT.
Hồ Tanganyika nằm ở thung lũng Great Rift. Đây là một trong các hồ lớn nhất châu Phi. Theo các chuyên gia, Tanganyika là hồ nước ngọt có độ sâu và dung tích lớn thứ hai thế giới. Hiện hồ Tanganyika do 4 nước sở hữu gồm: Burundi, CHDC Congo, Tanzania và Zambia. Khi tìm hiểu về nơi này, nhiều người thích thú với những giai thoại về thủy quái nước ngọt.
Tương truyền, cách đây vài thế kỷ, người dân sống xung quan khu vực hồ Tanganyika đều biết đến sự tồn tại của một thủy quái to lớn, hung dữ sống trong hồ.
Bộ lạc Tabwa ở phía Bắc Zambia coi thủy quái bí ẩn đó là "thần đánh cá" và tôn sùng nó như một vị thần. Các thành viên trong bộ tộc Tabwa thường tổ chức các nghi lễ trước mùa đánh bắt cá nhằm cầu mong thủy quái trên phù hộ họ luôn bắt được nhiều tôm cá.
Những mô tả chi tiết đầu tiên về thủy quái ẩn mình dưới hồ Tanganyika là vào năm 1893. Khi ấy, một đoàn khảo sát do nhà thám hiểm người Ireland Joseph Augustus Moloney dẫn đầu đã đến hồ nước trên.
Trong chuyên đi đó, nhóm của ông Joseph gặp mặt và trò chuyện với các nhà truyền giáo địa phương. Do vậy, họ được nghe kể về một con “rắn biển” có kích thước khổng lồ thỉnh thoảng trồi lên mặt hồ Tanganyika.
Đặc biệt, một vài người tuyên bố từng nhìn thấy con “rắn biển” lên bờ và nằm phơi nắng. Tuy nhiên, không ai dám lại gần thủy quái này vì sợ gặp điều xui xẻo.
Kể từ đó, những câu chuyện về thủy quái ở sống trong hồ Tanganyika được lan truyền rộng rãi trong dân chúng. Một vài người tìm đến hồ nước này với hy vọng có thể nhìn thấy nó từ xa.
Theo lời kể của một số nhân chứng, thủy quái ẩn mình dưới hồ Tanganyika có chiều dài cơ thể khoảng 30m. Nó có hình dáng khá giống con rắn và di chuyển rất nhanh.
Để kiểm chứng thông tin về thủy quái trên, một số đoàn thám hiểm đã đến hồ Tanganyika. Tuy nhiên, họ không "tóm" được bất cứ sinh vật nào giống như những mô tả trên.
Dù vậy, vài người không từ bỏ hy vọng nên vẫn đi tìm tung tích của quái vật sống dưới đáy hồ Tanganyika với hy vọng một ngày nào đó, bí ẩn về nó sẽ dược làm sáng tỏ.
Mời độc giả xem video: Bến Tre xây hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây. Nguồn: THDT.