Vào mùa xuân năm 536, người dân ở châu Âu, Trung Đông và nhiều nơi ở châu Á bắt đầu trải qua 18 tháng không thấy ánh sáng Mặt Trời. Theo đó, khoảng thời gian này trở thành một trong những thời kỳ "đen tối" nhất trong lịch sử nhân loại.Theo các nhà nghiên cứu, nhân loại trải qua 18 tháng không thấy ánh sáng Mặt Trời kể từ mùa xuân năm 536. Khi ấy, màn sương mù bí ẩn bao phủ khắp châu Âu, Trung Đông và nhiều nơi ở châu Á. Do màn sương mù che khuất Mặt Trời nên người dân ở những khu vực trên sống trong cảnh nhá nhem triền miên suốt ngày và đêm.Sự việc này còn khiến khí hậu nặng nề tới mức nhiệt độ mùa hè năm 536 giảm khoảng 1,5 - 2,5 độ C, mở đầu thập kỷ lạnh nhất trong 2.300 năm qua. Thậm chí, vào thời kỳ "đen tối" đó, người dân ở Trung Quốc còn chứng kiến tuyết rơi.Sự việc này đã được ghi chép trong một số tài liệu cổ. Trong đó, nhà sử học Procopius ở Byzantine (Đế chế Đông La Mã) có viết: "Mặt Trời vẫn chiếu xuống nhưng không có tia nắng ấm áp nào trong suốt cả năm đó".Trong khi đó, Cassiodoris - chính trị gia La Mã - thuật lại trong các tài liệu: "Chúng tôi nhìn thấy hiện tượng kỳ lạ là con người không phản chiếu bóng xuống mặt đất ngay cả vào buổi trưa".Cassiodoris còn viết rằng, Mặt Trời đã đổi sang màu xanh lam ảm đạm, Mặt Trăng mất đi vầng sáng và "tất cả mùa vụ như trộn lẫn vào nhau".Năm 536 là dấu mốc khởi đầu quãng thời gian khắc nghiệt nhất trong lịch sử loài người. Do khí hậu lạnh giá và nạn đói hoành hành, nền kinh tế châu Âu ảnh hưởng trầm trọng.Trước sự việc bí ẩn này, các chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra lời giải. Trong số này, đáng chú ý là nghiên cứu của giáo sư Michael McCormick, nhà khảo cổ học kiêm sử gia Trung cổ ở Đại học Harvard và nhà băng hà học Paul Mayewski ở Viện biến đổi khí hậu thuộc Đại học Maine (UM).Theo nghiên cứu của giáo sư Michael và nhà băng hà học Paul, nhiều khả năng khiến một số nơi trên thế giới chìm trong bóng tối hoàn toàn suốt 18 tháng do màn sương mù bí ẩn là kết quả từ vụ phun trào núi lửa ở Iceland.Hai chuyên gia đã phân tích lõi băng và vòng cây cho thấy, có thể đã xảy ra nhiều vụ phun trào núi lửa liên tục nên sản sinh hàng triệu tấn tro bụi lan rộng khắp thế giới. Đồng thời, màn sương mù dày đặc kết hợp lại đã khiến ánh sáng mặt trời không thể chiếu rọi xuống Trái Đất trong suốt 18 tháng.Mời độc giả xem video: Điểm lại những lần Mặt Trời xuất hiện nhiều vết đen bí ẩn.
Vào mùa xuân năm 536, người dân ở châu Âu, Trung Đông và nhiều nơi ở châu Á bắt đầu trải qua 18 tháng không thấy ánh sáng Mặt Trời. Theo đó, khoảng thời gian này trở thành một trong những thời kỳ "đen tối" nhất trong lịch sử nhân loại.
Theo các nhà nghiên cứu, nhân loại trải qua 18 tháng không thấy ánh sáng Mặt Trời kể từ mùa xuân năm 536. Khi ấy, màn sương mù bí ẩn bao phủ khắp châu Âu, Trung Đông và nhiều nơi ở châu Á. Do màn sương mù che khuất Mặt Trời nên người dân ở những khu vực trên sống trong cảnh nhá nhem triền miên suốt ngày và đêm.
Sự việc này còn khiến khí hậu nặng nề tới mức nhiệt độ mùa hè năm 536 giảm khoảng 1,5 - 2,5 độ C, mở đầu thập kỷ lạnh nhất trong 2.300 năm qua. Thậm chí, vào thời kỳ "đen tối" đó, người dân ở Trung Quốc còn chứng kiến tuyết rơi.
Sự việc này đã được ghi chép trong một số tài liệu cổ. Trong đó, nhà sử học Procopius ở Byzantine (Đế chế Đông La Mã) có viết: "Mặt Trời vẫn chiếu xuống nhưng không có tia nắng ấm áp nào trong suốt cả năm đó".
Trong khi đó, Cassiodoris - chính trị gia La Mã - thuật lại trong các tài liệu: "Chúng tôi nhìn thấy hiện tượng kỳ lạ là con người không phản chiếu bóng xuống mặt đất ngay cả vào buổi trưa".
Cassiodoris còn viết rằng, Mặt Trời đã đổi sang màu xanh lam ảm đạm, Mặt Trăng mất đi vầng sáng và "tất cả mùa vụ như trộn lẫn vào nhau".
Năm 536 là dấu mốc khởi đầu quãng thời gian khắc nghiệt nhất trong lịch sử loài người. Do khí hậu lạnh giá và nạn đói hoành hành, nền kinh tế châu Âu ảnh hưởng trầm trọng.
Trước sự việc bí ẩn này, các chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra lời giải. Trong số này, đáng chú ý là nghiên cứu của giáo sư Michael McCormick, nhà khảo cổ học kiêm sử gia Trung cổ ở Đại học Harvard và nhà băng hà học Paul Mayewski ở Viện biến đổi khí hậu thuộc Đại học Maine (UM).
Theo nghiên cứu của giáo sư Michael và nhà băng hà học Paul, nhiều khả năng khiến một số nơi trên thế giới chìm trong bóng tối hoàn toàn suốt 18 tháng do màn sương mù bí ẩn là kết quả từ vụ phun trào núi lửa ở Iceland.
Hai chuyên gia đã phân tích lõi băng và vòng cây cho thấy, có thể đã xảy ra nhiều vụ phun trào núi lửa liên tục nên sản sinh hàng triệu tấn tro bụi lan rộng khắp thế giới. Đồng thời, màn sương mù dày đặc kết hợp lại đã khiến ánh sáng mặt trời không thể chiếu rọi xuống Trái Đất trong suốt 18 tháng.
Mời độc giả xem video: Điểm lại những lần Mặt Trời xuất hiện nhiều vết đen bí ẩn.