Nằm trên núi thuộc Tajikistan, một quốc gia ở Trung Á, hồ Karakul hay Qarokul còn được gọi là hồ đen, hồ tử thần vì độ mặn khủng khiếp của mình.Theo tìm hiểu, hồ Karakul sâu tới 230m và khép kín, nằm ở độ cao 3.900m so với mực nước biển.Theo kết quả nghiên cứu địa chất, cách đây khoảng 25 triệu năm, trung tâm dãy Pamir từng phải hứng chịu một cú va chạm thiên thạch khủng khiếp. Mặt đất lõm xuống ít nhất 200m, hình thành miệng hố khổng lồ có đường kính 52km.Nước ngầm và nước mưa tích tụ trong lòng hố lâu ngày, tạo thành hồ Karakul trên cao như bây giờ.Bốn phía hồ Karakul được bao bọc bởi các dãy núi cao chót vót. Nước trong hồ không có bất cứ lối thoát nào, chỉ có thể tự bốc hơi.Qua thời gian, lượng muối lắng đọng trong hồ ngày càng nhiều. Không chỉ có thể, Karakul còn nhận thêm muối từ các mỏ muối trên cạn xung quanh vùng trung tâm dãy Pamir, khiến hồ Karakul mỗi ngày thêm mặn đắng.Theo các chuyên gia, nước hồ Karakul mặn đến nỗi cực kỳ khó đi thuyền trên hồ. Do lực đẩy của nước quá mạnh, thuyền, bè di chuyển trên hồ rất dễ bị lật.Tuy vậy, do có phong cảnh mang vẻ đẹp hư ảo và sự phản chiếu cảnh vật xuống hồ như một bức tranh tuyệt đẹp nên hồ Karakul vẫn là một địa danh thu hút được rất đông khách du lịch khi tới Tajikistan.Được biết, màu sắc của nước trong hồ Karakul có sự thay đổi, từ màu xanh lục đến xanh da trời và đặc biệt, hồ có màu xanh nhạt rất đẹp trong suốt mùa hè.Trong lòng hồ cũng chỉ tồn tại duy nhất một loài động vật, đó là cá chạch suối, loài động vật nổi tiếng gan góc, lỳ lợm.Bất chấp môi trường sinh tồn khắc nghiệt, thức ăn nghèo nàn, nước mặn chát, cá chạch suốt vẫn sinh sống được. Không có đối thủ cạnh tranh, cá chạch suối xưng vương ở hồ Karakul.Ngoài cá chạch suối sống trong lòng hồ, trên rìa hồ, cỏ mọc xanh tốt, thu hút nhộn nhịp đầy chim chóc. Không chỉ các loài bản địa, Karakul còn thường xuyên đón các đợt chim di cư. Mời quý vị xem video: Kỳ bí hồ nước quanh năm sôi sùng sục. Nguồn video: VTC16
Nằm trên núi thuộc Tajikistan, một quốc gia ở Trung Á, hồ Karakul hay Qarokul còn được gọi là hồ đen, hồ tử thần vì độ mặn khủng khiếp của mình.
Theo tìm hiểu, hồ Karakul sâu tới 230m và khép kín, nằm ở độ cao 3.900m so với mực nước biển.
Theo kết quả nghiên cứu địa chất, cách đây khoảng 25 triệu năm, trung tâm dãy Pamir từng phải hứng chịu một cú va chạm thiên thạch khủng khiếp. Mặt đất lõm xuống ít nhất 200m, hình thành miệng hố khổng lồ có đường kính 52km.
Nước ngầm và nước mưa tích tụ trong lòng hố lâu ngày, tạo thành hồ Karakul trên cao như bây giờ.
Bốn phía hồ Karakul được bao bọc bởi các dãy núi cao chót vót. Nước trong hồ không có bất cứ lối thoát nào, chỉ có thể tự bốc hơi.
Qua thời gian, lượng muối lắng đọng trong hồ ngày càng nhiều. Không chỉ có thể, Karakul còn nhận thêm muối từ các mỏ muối trên cạn xung quanh vùng trung tâm dãy Pamir, khiến hồ Karakul mỗi ngày thêm mặn đắng.
Theo các chuyên gia, nước hồ Karakul mặn đến nỗi cực kỳ khó đi thuyền trên hồ. Do lực đẩy của nước quá mạnh, thuyền, bè di chuyển trên hồ rất dễ bị lật.
Tuy vậy, do có phong cảnh mang vẻ đẹp hư ảo và sự phản chiếu cảnh vật xuống hồ như một bức tranh tuyệt đẹp nên hồ Karakul vẫn là một địa danh thu hút được rất đông khách du lịch khi tới Tajikistan.
Được biết, màu sắc của nước trong hồ Karakul có sự thay đổi, từ màu xanh lục đến xanh da trời và đặc biệt, hồ có màu xanh nhạt rất đẹp trong suốt mùa hè.
Trong lòng hồ cũng chỉ tồn tại duy nhất một loài động vật, đó là cá chạch suối, loài động vật nổi tiếng gan góc, lỳ lợm.
Bất chấp môi trường sinh tồn khắc nghiệt, thức ăn nghèo nàn, nước mặn chát, cá chạch suốt vẫn sinh sống được. Không có đối thủ cạnh tranh, cá chạch suối xưng vương ở hồ Karakul.
Ngoài cá chạch suối sống trong lòng hồ, trên rìa hồ, cỏ mọc xanh tốt, thu hút nhộn nhịp đầy chim chóc. Không chỉ các loài bản địa, Karakul còn thường xuyên đón các đợt chim di cư.
Mời quý vị xem video: Kỳ bí hồ nước quanh năm sôi sùng sục. Nguồn video: VTC16