Theo nghiên cứu mới từ NASA, một hành tinh bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta dường như đã mất bầu khí quyển và tự hào có một đuôi khí helium giống như sao chổi. Nguyên nhân là do tia bức xạ từ ngôi sao chủ tác động vào.
Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này có thể giúp giải thích làm thế nào các hành tinh khí mất đi bầu khí quyển theo thời gian để trở thành hành tinh đá tương tự như Sao Kim hoặc Trái Đất.
|
Nguồn ảnh: Dailymail. |
Trong phát hiện mới, các nhà nghiên cứu sử dụng thiết bị CARMENES trên kính viễn vọng 3,5 mét của Đài thiên văn Calar Alto ở Almería, Tây Ban Nha xác định được tổng cộng năm ngoại hành tinh có vỏ bọc khí helium.
Tuy nhiên, trong đó có một hành tinh được gọi là WASP-69b, dường như bị bỏ lại phía sau phần lớn lượng khí và tạo thành một đuôi khí Heli kỳ quái.
Mời quý vị xem video: Top 9 hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ
Lisa Nortmann, nhà nghiên cứu tại IAC và là tác giả chính của bài báo đăng trên tạp chí Science cho biết: "Chúng tôi đã quan sát thấy hành tinh này khi nó lọt vào vùng quang phổ nơi khí heli hấp thụ ánh sáng".
Theo nhóm nghiên cứu, đuôi khí helium đang theo sau WASP-69b do bức xạ tia cực tím từ ngôi sao chủ tác động vào và tách chúng ra khỏi khí quyển hành tinh tạo thành vệt đuôi theo sau.