"Soi" tiểu hành tinh lạ lấp ló sau thiên hà lấp lánh

Google News

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng Very Large của Đài thiên văn Nam châu Âu (VLT) ở Chile đã chụp được bức ảnh thiên văn kết hợp thú vị, có thể thấy phần trung tâm rực sáng của thiên hà, với một tiểu hành tinh lấp ló phía sau.

Vào ngày 12/9/2018, Kính viễn vọng Very Large bất ngờ quan sát thiên hà xoắn ốc NGC 3981, nằm cách Trái đất khoảng 65 triệu năm ánh sáng.

Cánh tay xoắn ốc thiên hà này chứa dày đặc sao, đặc biệt là các ngôi sao trẻ, nóng.

Nguồn ảnh: phys. 

Do góc chụp đặc thù nên bạn cũng có thể thấy phần trung tâm rực sáng của thiên hà này. Ở trong, nó có một lỗ đen siêu lớn đang hoạt động.

Tuy nhiên, bất ngờ thay, công cụ chụp ảnh hồng ngoại tích hợp trên kính thiên văn tên là FORS2 cũng đã phát hiện và chụp lại một tiểu hành tinh đang lấp ló mé ngoài, gần phía trên cùng, bên phải bức ảnh.

Mời quý vị xem video: Thiên hà IC 1101 "khủng" nhất vũ trụ

Ngay tại thời điểm chụp được, tiểu hành tinh kỳ lạ này tỏa ra hào quang ánh alpha hydro bước sóng xanh hình cầu, tiểu hành tinh bí ẩn được công cụ chụp ở khoảng thời gian 1.080 giây.
Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)