Kính thiên văn tia X Chandra của NASA và vệ tinh XMM-Newton của ESA đã phát hiện một nguồn tia X mạnh mẽ bất thường từ 3 sao lùn trắng là KPD 0005+5106, PG 1159-035 và WD 0121-756.Về lý thuyết, sao lùn trắng là xác chết của những ngôi sao to lớn giống Mặt trời, thường phát ra tia X năng lượng thấp. Vì vậy việc phát hiện tín hiệu mạnh mẽ là điều bất thường.Các nhà khoa học cho biết, đáng chú ý là KPD 0005+5106 - ngôi sao phát ra tia X năng lượng cao thường xuyên tăng giảm độ sáng sau mỗi 4,7 giờ, điều này cho thấy phải có một vật thể quay quanh quỹ đạo của nó.Theo tiến sĩ You-Hua Chu đến từ Viện Thiên văn và Vật lý thiên văn thuộc Học viện Sinica (Đài Loan), thành viên nhóm nghiên cứu, vật thể đó phải là một hành tinh giống Sao Mộc hoặc một ngôi sao nhỏ.Vật chất từ hành tinh bí ẩn này có thể va đập vào cực Bắc và Nam của sao lùn trắng vì bị sao lùn trắng hút, từ đó tạo ra điểm phát sáng tia X.Qua nghiên cứu, các hành tinh - hoặc ngôi sao nhỏ - đồng hành với sao lùn trắng sẽ là những thế giới "địa ngục", không thể sống nổi và có kết cục rất xấu vì sao lùn trắng thường hoạt động như một ma cà rồng, liên tục hút vật chất từ bạn đồng hành cho đến khi nào cả 2 nổ tung.Phát hiện trên một lần nữa cho thấy cái chết của một ngôi sao có thể không là dấu chấm hết cho các hành tinh xung quanh nó, hoặc cho ngôi sao đồng hành trong hệ nhị phân.Người bạn đồng hành với nó vẫn sẽ tồn tại cho dù trong tình trạng bị "ăn thịt" thường xuyên.Sao lùn trắng là thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình "chết" (tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao).Các ngôi sao này không đủ nặng để sinh ra nhiệt độ ở lõi cần thiết để nung chảy carbon trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân sau khi chúng chuyển thành các sao khổng lồ đỏ trong giai đoạn đốt cháy heli.Cuối giai đoạn này, nửa bên ngoài của sao kềnh đỏ sẽ bị đẩy ra không gian tạo thành tinh vân, để lại đằng sau một lõi trơ chứa chủ yếu là carbon và oxy, đó chính là sao lùn trắng.Các sao lùn trắng rất nóng, vì thế chúng bức xạ ra ánh sáng trắng. Cuối cùng, sao lùn trắng sẽ nguội đi và trở thành sao lùn đen. Các sao lùn đen, trên lý thuyết, là các thực thể nhiệt độ thấp và bức xạ yếu trong quang phổ vô tuyến.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Kính thiên văn tia X Chandra của NASA và vệ tinh XMM-Newton của ESA đã phát hiện một nguồn tia X mạnh mẽ bất thường từ 3 sao lùn trắng là KPD 0005+5106, PG 1159-035 và WD 0121-756.
Về lý thuyết, sao lùn trắng là xác chết của những ngôi sao to lớn giống Mặt trời, thường phát ra tia X năng lượng thấp. Vì vậy việc phát hiện tín hiệu mạnh mẽ là điều bất thường.
Các nhà khoa học cho biết, đáng chú ý là KPD 0005+5106 - ngôi sao phát ra tia X năng lượng cao thường xuyên tăng giảm độ sáng sau mỗi 4,7 giờ, điều này cho thấy phải có một vật thể quay quanh quỹ đạo của nó.
Theo tiến sĩ You-Hua Chu đến từ Viện Thiên văn và Vật lý thiên văn thuộc Học viện Sinica (Đài Loan), thành viên nhóm nghiên cứu, vật thể đó phải là một hành tinh giống Sao Mộc hoặc một ngôi sao nhỏ.
Vật chất từ hành tinh bí ẩn này có thể va đập vào cực Bắc và Nam của sao lùn trắng vì bị sao lùn trắng hút, từ đó tạo ra điểm phát sáng tia X.
Qua nghiên cứu, các hành tinh - hoặc ngôi sao nhỏ - đồng hành với sao lùn trắng sẽ là những thế giới "địa ngục", không thể sống nổi và có kết cục rất xấu vì sao lùn trắng thường hoạt động như một ma cà rồng, liên tục hút vật chất từ bạn đồng hành cho đến khi nào cả 2 nổ tung.
Phát hiện trên một lần nữa cho thấy cái chết của một ngôi sao có thể không là dấu chấm hết cho các hành tinh xung quanh nó, hoặc cho ngôi sao đồng hành trong hệ nhị phân.
Người bạn đồng hành với nó vẫn sẽ tồn tại cho dù trong tình trạng bị "ăn thịt" thường xuyên.
Sao lùn trắng là thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình "chết" (tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao).
Các ngôi sao này không đủ nặng để sinh ra nhiệt độ ở lõi cần thiết để nung chảy carbon trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân sau khi chúng chuyển thành các sao khổng lồ đỏ trong giai đoạn đốt cháy heli.
Cuối giai đoạn này, nửa bên ngoài của sao kềnh đỏ sẽ bị đẩy ra không gian tạo thành tinh vân, để lại đằng sau một lõi trơ chứa chủ yếu là carbon và oxy, đó chính là sao lùn trắng.
Các sao lùn trắng rất nóng, vì thế chúng bức xạ ra ánh sáng trắng. Cuối cùng, sao lùn trắng sẽ nguội đi và trở thành sao lùn đen. Các sao lùn đen, trên lý thuyết, là các thực thể nhiệt độ thấp và bức xạ yếu trong quang phổ vô tuyến.