Một nhóm các nhà nghiên cứu do Enrique Diez Alonso thuộc trường Đại học Oviedo, Tây Ban Nha, báo cáo kết quả về ba hành tinh ngoại lai mới từ dữ liệu thu được của sứ mệnh K2.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Tàu vũ trụ Kepler quan sát ngôi sao LP415-17 từ tháng 3 đến tháng 5/ 2017, trong Chiến dịch 13. Những quan sát này cho phép nhóm nghiên cứu khám phá ra việc ngôi sao này được bao quanh ba "Siêu Trái đất" ngoại lai khác.
Các hành tinh mới được phát hiện được phân loại là siêu Trái Đất, vì có khối lượng cao hơn Trái đất nhưng thấp hơn các hành tinh khổng lồ trong hệ mặt trời.
Nằm cách Trái đất khoảng 267 năm ánh sáng, LP415-17 là một ngôi sao của loại phổ K với bán kính khoảng 0,58 bán kính Mặt trời. Nó có nhiệt độ 3984.850℃, do đó được phân loại là một sao lùn mát.
LP415-17 b, với bán kính khoảng 1,8 bán kính trái đất, là hành tinh nhỏ nhất của bộ ba mới được phát hiện. Nó có khối lượng bằng 4,7 khối lượng Trái đất và quay quanh sao mẹ mỗi 6.34 ngày ở khoảng cách 0.056 AU. Hành tinh này có nhiệt độ là 434.8500℃.
LP415-17 c là hành tinh lớn nhất trong hệ thống - nó rộng gấp 6,5 lần Trái đất và có bán kính khoảng 2,6 Bán kính Trái đất. Nhiệt độ trung bình của nó là khoảng 264.8500℃ và chu kỳ quỹ đạo mất 13,85 ngày.
LP415-17 d có bán kính bằng 1,9 bán kính Trái đất và nặng gấp 5 lần khối lượng Trái đất chúng ta, nó mất 40,7 ngày để quay quanh quỹ đạo của sao chủ. Nhiệt độ cân bằng của hành tinh này là 107.8500℃.
Xem thêm video: Hình ảnh kỳ thú của Trái Đất chụp từ Mặt Trăng- Nguồn video: Thế Giới Kỳ Diệu.