Kính viễn vọng săn lùng hành tinh Kepler của NASA đã phát hiện hơn 2.300 ngoại hành tinh trong vũ trụ từ trước tới nay. Và trong phát hiện mới này, kính viễn vọng tìm thấy thêm ba ngoại hành tinh mới quay quanh một ngôi sao có tên là GJ 9827 được mệnh danh là một “siêu Trái đất”, cách Trái đất tầm khoảng 100 năm ánh sáng, là ngôi sao sáng thuộc loại quang phổ K6V.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Ba ngoại hành tinh này lần lượt có tên là GJ 9827 b, c và d. Trong đó, GJ 9827 b có một bán kính bằng 1,64 lần bán kính Trái đất nhưng khối lượng chính xác của nó vẫn không chắc chắn. Các nhà nghiên cứu ước tính khối lượng của nó phải gấp từ 3,5 đến 4,26 lần khối lượng của Trái đất. Hành tinh quay quanh ngôi sao mẹ trong khoảng 1,21 ngày và có nhiệt độ cân bằng là khoảng trên 845 độ C.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
GJ 9827 c là hành tinh nhỏ nhất và ít phát triển nhất trong bộ ba mới được phát hiện này. Hành tinh ngoại lai có nhiệt độ cân bằng là trên 500 độ C và chu kỳ quỹ đạo là 3,65 ngày.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Và cuối cùng, GJ 9827 d lớn gấp hai lần Trái đất và gấp ít nhất năm lần khối lượng hành tinh của chúng ta. Bề mặt ngoại hành tinh này có nhiệt độ cân bằng là 374 độ C và mất 6.2 ngày để quay quanh quỹ đạo ngôi sao chủ.
Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.