Nghiên cứu mới phát hiện bầu khí quyển của hành tinh lạ này có hơi nước , và có khả năng cũng có mây và mưa trên hành tinh.
Hành tinh xa xôi (cách khoảng 110 năm ánh sáng) được NASA mới phát hiện. Nó có kích thước gấp hai lần Trái đất và K2-18 b đang quay quanh một ngôi sao lùn đỏ trong "vùng có thể ở được".
Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu từ các quan sát của Kính viễn vọng Không gian Hubble được thực hiện từ năm 2016 và 2017 về ngoại hành tinh này thì phát hiện nó có hơi nước trong khí quyển. K2-18 b cho đến nay là ngoại hành tinh nhỏ nhất có hơi nước trong khí quyển từng được phát hiện.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh vẫn còn nhiều điều chưa biết về ngoại hành tinh K2-18 b. Vẫn chưa rõ ngoại hành tinh này là cơ thể đá với một bầu không khí rộng lớn, hay là một "thế giới nước" được bao phủ chủ yếu hoặc hoàn toàn bởi nước.
Tuy nhiên, K2-18 b là một trong những ứng cử viên tốt nhất để tổ chức cuộc sống ngoài hành tinh mà chúng ta biết, nhà nghiên cứu chính Angelos Tsiara thuộc Khoa Vật lý và Thiên văn của Đại học London (UCL) nói với Space.com.
Thực tế rằng nó là một hành tinh tương đối nhỏ nằm trong vùng có thể ở được và có bằng chứng về nước, làm cho nó trở thành mục tiêu tốt nhất cho khả năng sinh sống ngoài hành tinh.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu dữ liệu của Hubble để phân tích hoạt động quá cảnh của K2-18 b, hoặc cách chuyển động tương tác của nó với ngôi sao chủ, qua kỹ thuật quang phổ chuyển tuyến.
Khi hành tinh đi qua, "một phần của ánh sáng sao được lọc qua bầu khí quyển của hành tinh", Tsiara nói. "Bầu không khí của hành tinh để lại dấu vân tay đặc trưng trên ánh sáng. Đây là những gì chúng tôi thấy".
Từ phân tích này, họ đã xác định rằng bầu khí quyển của K2-18 b có thể chứa từ 0,01% đến 50% nước và ngoài ra còn có thể có một lượng hydro đáng kể.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.