Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà bò sát học Rachel Keeffe ở Đại học Florida, rất bất ngờ khi phát hiện lưỡi của cóc mía thụt vào sâu trong họng như khi nó phóng lưỡi để bắt mồi. (Nguồn: Genk)"Chúng tôi biết nhiều về cách cóc mía kéo căng chiếc lưỡi và bắt dính con mồi, nhưng trước nghiên cứu này, mọi thứ xảy ra sau khi chúng ngậm miệng vẫn là một bí ẩn", Keeffe chia sẻ. (Nguồn: ClimateWatch)Nhóm nghiên cứu sử dụng một phương pháp tia X tốc độ cao gọi là XROMM (X-ray Reconstruction of Moving Morphology). (Nguồn: Australian Museum)Kết quả khiến họ sững sờ. Theo Keeffe, khi ăn, toàn bộ đáy khoang miệng bị kéo thụt vào trong họng cùng với chiếc lưỡi của cóc mía. Toàn bộ quá trình kéo dài chưa đến hai giây. (Nguồn: Wikipedia) Để phân tích chi tiết, các nhà nghiên cứu dành hàng tháng cho ăn và sau đó quan sát cóc mía (Rhinella marina). Bữa ăn chủ yếu là dế. (Nguồn: cwf-fcf.org)Họ phát hiện bộ phận chính giúp cóc mía làm được như vậy là xương móng. Đây là một khúc xương sụn hình móng ngựa nằm ở phía sau họng, được cố định tại chỗ bởi các cơ. Xương móng đóng lại và ép lưỡi lên vòm họng. Sau đó, nó dịch về phía trước, vét thức ăn vào thực quản. (Nguồn: baomoi.com)Điều này có thể giải thích sự tồn tại của những gờ giống chiếc răng ở vòm họng cóc. Chúng có thể giúp cuốn thức ăn. (Nguồn: VnReview)Để theo dõi chuyển động của lưỡi, nhóm nghiên cứu gắn những hạt kim loại nhỏ li ti vào cơ bắp của chúng. Trong bài báo, Keeffe và cộng sự nhận thấy lưỡi cóc mía thụt sâu 4,6 cm vào họng, gần chạm tới tim của chúng. (Nguồn: New Sciencetist)Để so sánh, khoảng cách nhô ra trung bình của lưỡi cóc mía để bắt côn trùng là 4 cm. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu dự định tìm hiểu các loài ếch nhái khác để xác định cơ chế ăn tương tự có phổ biến trong họ hay không. (Nguồn: The Conversation)Cóc mía dài 15 cm, có màu nâu nhạt, nâu đỏ, nâu sẫm hoặc xám, toàn thân phủ đầy mụn nước. Dù vô hại đối với con người, cóc mía có thể gây tử vong cho vật nuôi nếu một con chó tò mò tìm cách liếm hoặc cắn chúng. (Nguồn: trithucvn.org)Mời quý độc giả xem video: [VTV2] Thế giới động vật - Bọ ngựa.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà bò sát học Rachel Keeffe ở Đại học Florida, rất bất ngờ khi phát hiện lưỡi của cóc mía thụt vào sâu trong họng như khi nó phóng lưỡi để bắt mồi. (Nguồn: Genk)
"Chúng tôi biết nhiều về cách cóc mía kéo căng chiếc lưỡi và bắt dính con mồi, nhưng trước nghiên cứu này, mọi thứ xảy ra sau khi chúng ngậm miệng vẫn là một bí ẩn", Keeffe chia sẻ. (Nguồn: ClimateWatch)
Nhóm nghiên cứu sử dụng một phương pháp tia X tốc độ cao gọi là XROMM (X-ray Reconstruction of Moving Morphology). (Nguồn: Australian Museum)
Kết quả khiến họ sững sờ. Theo Keeffe, khi ăn, toàn bộ đáy khoang miệng bị kéo thụt vào trong họng cùng với chiếc lưỡi của cóc mía. Toàn bộ quá trình kéo dài chưa đến hai giây. (Nguồn: Wikipedia)
Để phân tích chi tiết, các nhà nghiên cứu dành hàng tháng cho ăn và sau đó quan sát cóc mía (Rhinella marina). Bữa ăn chủ yếu là dế. (Nguồn: cwf-fcf.org)
Họ phát hiện bộ phận chính giúp cóc mía làm được như vậy là xương móng. Đây là một khúc xương sụn hình móng ngựa nằm ở phía sau họng, được cố định tại chỗ bởi các cơ. Xương móng đóng lại và ép lưỡi lên vòm họng. Sau đó, nó dịch về phía trước, vét thức ăn vào thực quản. (Nguồn: baomoi.com)
Điều này có thể giải thích sự tồn tại của những gờ giống chiếc răng ở vòm họng cóc. Chúng có thể giúp cuốn thức ăn. (Nguồn: VnReview)
Để theo dõi chuyển động của lưỡi, nhóm nghiên cứu gắn những hạt kim loại nhỏ li ti vào cơ bắp của chúng. Trong bài báo, Keeffe và cộng sự nhận thấy lưỡi cóc mía thụt sâu 4,6 cm vào họng, gần chạm tới tim của chúng. (Nguồn: New Sciencetist)
Để so sánh, khoảng cách nhô ra trung bình của lưỡi cóc mía để bắt côn trùng là 4 cm. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu dự định tìm hiểu các loài ếch nhái khác để xác định cơ chế ăn tương tự có phổ biến trong họ hay không. (Nguồn: The Conversation)
Cóc mía dài 15 cm, có màu nâu nhạt, nâu đỏ, nâu sẫm hoặc xám, toàn thân phủ đầy mụn nước. Dù vô hại đối với con người, cóc mía có thể gây tử vong cho vật nuôi nếu một con chó tò mò tìm cách liếm hoặc cắn chúng. (Nguồn: trithucvn.org)