Kính viễn vọng không gian Hubble đã bắt được một cấu trúc kỳ lạ dạng tia laser điên cuồng cắt ngang bầu trời. Nó thực chất là một luồng khí siêu thanh cực mạnh.Luồng khí siêu thanh cực mạnh này đến từ vật thể Herbig-Haro, một mảng khí sáng như sương mù bao vây lấy ngôi sao mới sinh.Được biết, khu vực ghi nhận tia laser kỳ lạ gọi là HH34, cách Trái Đất khoảng 1.250 năm ánh sáng và nằm trong Tinh vân Orion nổi tiếng. Đây cũng là nơi kính Hubble hướng đến trong suốt nhiều thập kỷ.Tia laser lạ bản chất không phải là laser mà là một luồng năng lượng mạnh mẽ phát ra từ một ngôi sao vừa sinh ra, chưa hoàn toàn thành hình đã phát ra.Tia năng lượng đâm xuyên qua đám mây khí với tốc độ siêu thanh, đốt nóng khí trên đường đi nên tạo ra ánh sáng rực rỡ. Tia laser vũ trụ này sẽ tồn tại trong thời gian khá ngắn.Theo các nhà khoa học, đây là một trong những hiện tượng ngoạn mục nhất từng được quan sát trong Milky Way (thiên hà chứa Trái Đất).Việc nghiên cứu về nó sẽ cung cấp nhiều chi tiết thú vị về cách một ngôi sao non trẻ trải qua giai đoạn tiền sao, dần thành hình trong cuộc ra đời "nảy lửa".Tinh Vân Orion (M42) cách chúng ta gần hơn so với những tinh vân khác, khiến nó trở thành vùng hình thành sao lớn gần Trái Đất nhất và có độ sáng biểu kiến tương đối sáng là 4.Đại Tinh Vân ở Orion có thể được nhìn thấy bằng mắt thường, nằm gần vành đai dễ nhận dạng của ba ngôi sao trong chòm sao Orion nổi tiếng.Ngoài việc chứa một cụm sao mở sáng có tên gọi là Trapezium, Tinh vân Orion cũng là nơi có nhiều vườn ươm sao.Các vườn ươm chứa nhiều khí hydro, những ngôi sao trẻ nóng bỏng, những sao xung và các luồng vật thể giống sao bay ở tốc độ cao.Tinh vân Orion kéo dài khoảng 40 năm ánh sáng và nằm trong cùng một nhánh xoắn ốc của Dải Ngân Hà với Mặt trời.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Kính viễn vọng không gian Hubble đã bắt được một cấu trúc kỳ lạ dạng tia laser điên cuồng cắt ngang bầu trời. Nó thực chất là một luồng khí siêu thanh cực mạnh.
Luồng khí siêu thanh cực mạnh này đến từ vật thể Herbig-Haro, một mảng khí sáng như sương mù bao vây lấy ngôi sao mới sinh.
Được biết, khu vực ghi nhận tia laser kỳ lạ gọi là HH34, cách Trái Đất khoảng 1.250 năm ánh sáng và nằm trong Tinh vân Orion nổi tiếng. Đây cũng là nơi kính Hubble hướng đến trong suốt nhiều thập kỷ.
Tia laser lạ bản chất không phải là laser mà là một luồng năng lượng mạnh mẽ phát ra từ một ngôi sao vừa sinh ra, chưa hoàn toàn thành hình đã phát ra.
Tia năng lượng đâm xuyên qua đám mây khí với tốc độ siêu thanh, đốt nóng khí trên đường đi nên tạo ra ánh sáng rực rỡ. Tia laser vũ trụ này sẽ tồn tại trong thời gian khá ngắn.
Theo các nhà khoa học, đây là một trong những hiện tượng ngoạn mục nhất từng được quan sát trong Milky Way (thiên hà chứa Trái Đất).
Việc nghiên cứu về nó sẽ cung cấp nhiều chi tiết thú vị về cách một ngôi sao non trẻ trải qua giai đoạn tiền sao, dần thành hình trong cuộc ra đời "nảy lửa".
Tinh Vân Orion (M42) cách chúng ta gần hơn so với những tinh vân khác, khiến nó trở thành vùng hình thành sao lớn gần Trái Đất nhất và có độ sáng biểu kiến tương đối sáng là 4.
Đại Tinh Vân ở Orion có thể được nhìn thấy bằng mắt thường, nằm gần vành đai dễ nhận dạng của ba ngôi sao trong chòm sao Orion nổi tiếng.
Ngoài việc chứa một cụm sao mở sáng có tên gọi là Trapezium, Tinh vân Orion cũng là nơi có nhiều vườn ươm sao.
Các vườn ươm chứa nhiều khí hydro, những ngôi sao trẻ nóng bỏng, những sao xung và các luồng vật thể giống sao bay ở tốc độ cao.
Tinh vân Orion kéo dài khoảng 40 năm ánh sáng và nằm trong cùng một nhánh xoắn ốc của Dải Ngân Hà với Mặt trời.