Trong một nghiên cứu mới, các nhà thiên văn học đã hướng kính viễn vọng James Webb về phía Cassiopeia A và chụp được bức ảnh đáng kinh ngạc về "quái vật đầy màu sắc" bên trong siêu tân tinh.Cụ thể, khí và bụi phát sáng của tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A là những gì còn lại của một ngôi sao đã phát nổ. Ngôi sao này nằm trong chòm sao Tiên Hậu cách Trái đất 11.000 năm ánh sáng. Ánh sáng của ngôi sao này lần đầu tiên chạm tới Trái đất cách đây 340 năm.Theo đó, Cassiopeia A là tàn dư siêu tân tinh non trẻ nhất từng được con người phát hiện trong dải Ngân Hà. Chính vì vậy, các nhà thiên văn dành nhiều thời gian để nghiên cứu cũng như sử dụng các kính viễn vọng dưới mặt đất và trên không gian nhằm quan sát siêu tân tinh Cassiopeia A.Tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A trải dài 10 năm ánh sáng cho phép các nhà khoa học hiểu thêm về cách các vụ nổ sao xảy ra như thế nào.NASA công bố hình ảnh siêu tân tinh Cassiopeia A do kính viễn vọng James Webb chụp được thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Khi quan sát bức ảnh, mọi người sẽ thấy ánh sáng hồng ngoại của kính viễn vọng James Webb về Cassiopeia A đã được chuyển thành ánh sáng khả kiến để mắt người có thể nhìn thấy màu sắc của tàn dư siêu tân tinh.Trong đó, ánh sáng đỏ và cam ở bên ngoài đại diện cho bụi ấm - nơi vật chất thoát ra khỏi ngôi sao phát nổ và va chạm với khí bụi xung quanh. Bên trong cấu trúc giống như bong bóng của tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A là ánh sáng màu hồng bắt mắt đến từ các nguyên tố nặng phát sáng như argon, neon và oxy.Những dải sáng màu xanh lục bí ẩn chạy dọc theo phía bên phải của àn dư siêu tân tinh như Cassiopeia A đang được giới nghiên cứu nỗ lực làm sáng tỏ nguồn gốc."Chúng tôi đặt biệt danh cho nó là quái vật xanh. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy nó lỗ rỗ như những bong bóng nhỏ. Hình dạng và độ phức tạp này là bất ngờ và khó hiểu", trợ lý giáo sư Danny Milisavljevic tại Đại học Purdue chia sẻ về ảnh chụp tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A mới được NASA công bố.Các chuyên gia hy vọng việc giải mã những bí mật liên quan đến tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A có thể làm sáng tỏ bụi vũ trụ hay cách ngôi sao phát nổ giải phóng các nguyên tố quan trọng cho sự sống.Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà thiên văn học đã hướng kính viễn vọng James Webb về phía Cassiopeia A và chụp được bức ảnh đáng kinh ngạc về "quái vật đầy màu sắc" bên trong siêu tân tinh.
Cụ thể, khí và bụi phát sáng của tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A là những gì còn lại của một ngôi sao đã phát nổ. Ngôi sao này nằm trong chòm sao Tiên Hậu cách Trái đất 11.000 năm ánh sáng. Ánh sáng của ngôi sao này lần đầu tiên chạm tới Trái đất cách đây 340 năm.
Theo đó, Cassiopeia A là tàn dư siêu tân tinh non trẻ nhất từng được con người phát hiện trong dải Ngân Hà. Chính vì vậy, các nhà thiên văn dành nhiều thời gian để nghiên cứu cũng như sử dụng các kính viễn vọng dưới mặt đất và trên không gian nhằm quan sát siêu tân tinh Cassiopeia A.
Tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A trải dài 10 năm ánh sáng cho phép các nhà khoa học hiểu thêm về cách các vụ nổ sao xảy ra như thế nào.
NASA công bố hình ảnh siêu tân tinh Cassiopeia A do kính viễn vọng James Webb chụp được thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Khi quan sát bức ảnh, mọi người sẽ thấy ánh sáng hồng ngoại của kính viễn vọng James Webb về Cassiopeia A đã được chuyển thành ánh sáng khả kiến để mắt người có thể nhìn thấy màu sắc của tàn dư siêu tân tinh.
Trong đó, ánh sáng đỏ và cam ở bên ngoài đại diện cho bụi ấm - nơi vật chất thoát ra khỏi ngôi sao phát nổ và va chạm với khí bụi xung quanh. Bên trong cấu trúc giống như bong bóng của tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A là ánh sáng màu hồng bắt mắt đến từ các nguyên tố nặng phát sáng như argon, neon và oxy.
Những dải sáng màu xanh lục bí ẩn chạy dọc theo phía bên phải của àn dư siêu tân tinh như Cassiopeia A đang được giới nghiên cứu nỗ lực làm sáng tỏ nguồn gốc.
"Chúng tôi đặt biệt danh cho nó là quái vật xanh. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy nó lỗ rỗ như những bong bóng nhỏ. Hình dạng và độ phức tạp này là bất ngờ và khó hiểu", trợ lý giáo sư Danny Milisavljevic tại Đại học Purdue chia sẻ về ảnh chụp tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A mới được NASA công bố.
Các chuyên gia hy vọng việc giải mã những bí mật liên quan đến tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A có thể làm sáng tỏ bụi vũ trụ hay cách ngôi sao phát nổ giải phóng các nguyên tố quan trọng cho sự sống.