Từ các máy quay lắp đặt trên đảo Nusakambangan, Trung tâm Bảo Tồn Tài nguyên Thiên nhiên Trung Java (BKSDA) cho rằng có ít nhất 18 cá thể báo hoa mai Java đang sinh sống trên đảo này.Trong đó có 4 con báo hoa mai Java sống ở phía đông Khu bảo tồn Thiên nhiên Nusakambangan. Trước đây, báo hoa mai được tìm thấy tại nhiều nơi ở châu Phi và châu Á, gồm đảo Java.Báo hoa mai Java (Panthera pardus pardus) là một phân loài báo hoa mai bản địa đảo Java, Indonesia. Báo hoa mai Java được Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế phân loại là loài cực kỳ nguy cấp từ năm 2008.Tổng số lượng ước tính ít hơn 250 cá thể trưởng thành, có xu hướng giảm sút. Tổng cộng môi trường sống còn lại được ước tính chỉ 2.267,9 đến 3.277,3 km2. Báo hoa mai Java là động vật đã vươn lên đỉnh của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đảo Java kể từ khi phân loài hổ Java tuyệt chủng.Báo hoa mai Java ban đầu đã được mô tả có màu đen với những đốm đen và mắt màu xám bạc. Báo hoa mai Java có bộ lông đốm bình thường hoặc hoặc kiểu bộ lông theo kiểu hình lặn dẫn đến một tất cả đều có màu đen.Báo hoa mai Java có phạm vi giới hạn trong đảo Java của Indonesia. Chúng hiện diện tại vườn quốc gia Gunung Halimun, vườn quốc gia Ujung Kulon, vườn quốc gia Gunung Gede Pangrango, vườn quốc gia Ceremai, vườn quốc gia Merbabu, vườn quốc gia Merapi, vườn viên quốc gia Bromo Tengger Semeru, vườn quốc gia Meru Betiri, vườn quốc gia Baluran, và vườn quốc gia Alas Purwo.Chúng có thể phát triển mạnh trong nhiều môi trường sống khác nhau, từ các mảng rừng mưa nhiệt đới dày đặc ở phía tây nam của đảo, lên núi, và đến nơi rừng khô cây rụng lá và cây bụi ở phía đông.Trong những năm 1990, chúng dường như đặc biệt phát triển mạnh trong giai đoạn chuỗi của các loại thực vật kế tiếp, mà làm cho chúng ít nhạy cảm hơn so với nhiều động vật có vú khác đối với hoạt động phá hoại của con người.Theo các nhà bảo tồn động vật, báo hoa mai không có bản năng tấn công người bởi thức ăn của chúng là côn trùng, hươu nai, linh dương và các loài động vật khác.Để bảo tồn báo hoa mai Java, Trung tâm BKSDA và các bên liên quan đang nỗ lực duy trì tính bền vững của hệ sinh thái đảo Nusakambangan thông qua việc trồng cây và hoạt động tuần tra.Trung tâm BKSDA cũng thường xuyên phổ biến thông tin về báo hoa mai Java quý hiếm để người dân không săn bắt động vật hoang dã được bảo vệ.Theo Luật Bảo tồn Thiên nhiên và Hệ sinh thái Indonesia, những ai săn bắt động vật hoang dã quý hiếm có thể bị phạt 5 năm tù.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Từ các máy quay lắp đặt trên đảo Nusakambangan, Trung tâm Bảo Tồn Tài nguyên Thiên nhiên Trung Java (BKSDA) cho rằng có ít nhất 18 cá thể báo hoa mai Java đang sinh sống trên đảo này.
Trong đó có 4 con báo hoa mai Java sống ở phía đông Khu bảo tồn Thiên nhiên Nusakambangan. Trước đây, báo hoa mai được tìm thấy tại nhiều nơi ở châu Phi và châu Á, gồm đảo Java.
Báo hoa mai Java (Panthera pardus pardus) là một phân loài báo hoa mai bản địa đảo Java, Indonesia. Báo hoa mai Java được Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế phân loại là loài cực kỳ nguy cấp từ năm 2008.
Tổng số lượng ước tính ít hơn 250 cá thể trưởng thành, có xu hướng giảm sút. Tổng cộng môi trường sống còn lại được ước tính chỉ 2.267,9 đến 3.277,3 km2. Báo hoa mai Java là động vật đã vươn lên đỉnh của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đảo Java kể từ khi phân loài hổ Java tuyệt chủng.
Báo hoa mai Java ban đầu đã được mô tả có màu đen với những đốm đen và mắt màu xám bạc. Báo hoa mai Java có bộ lông đốm bình thường hoặc hoặc kiểu bộ lông theo kiểu hình lặn dẫn đến một tất cả đều có màu đen.
Báo hoa mai Java có phạm vi giới hạn trong đảo Java của Indonesia. Chúng hiện diện tại vườn quốc gia Gunung Halimun, vườn quốc gia Ujung Kulon, vườn quốc gia Gunung Gede Pangrango, vườn quốc gia Ceremai, vườn quốc gia Merbabu, vườn quốc gia Merapi, vườn viên quốc gia Bromo Tengger Semeru, vườn quốc gia Meru Betiri, vườn quốc gia Baluran, và vườn quốc gia Alas Purwo.
Chúng có thể phát triển mạnh trong nhiều môi trường sống khác nhau, từ các mảng rừng mưa nhiệt đới dày đặc ở phía tây nam của đảo, lên núi, và đến nơi rừng khô cây rụng lá và cây bụi ở phía đông.
Trong những năm 1990, chúng dường như đặc biệt phát triển mạnh trong giai đoạn chuỗi của các loại thực vật kế tiếp, mà làm cho chúng ít nhạy cảm hơn so với nhiều động vật có vú khác đối với hoạt động phá hoại của con người.
Theo các nhà bảo tồn động vật, báo hoa mai không có bản năng tấn công người bởi thức ăn của chúng là côn trùng, hươu nai, linh dương và các loài động vật khác.
Để bảo tồn báo hoa mai Java, Trung tâm BKSDA và các bên liên quan đang nỗ lực duy trì tính bền vững của hệ sinh thái đảo Nusakambangan thông qua việc trồng cây và hoạt động tuần tra.
Trung tâm BKSDA cũng thường xuyên phổ biến thông tin về báo hoa mai Java quý hiếm để người dân không săn bắt động vật hoang dã được bảo vệ.
Theo Luật Bảo tồn Thiên nhiên và Hệ sinh thái Indonesia, những ai săn bắt động vật hoang dã quý hiếm có thể bị phạt 5 năm tù.