Hình ảnh của nó thường được sử dụng trong các câu chuyện kể, nhưng do số lượng các cá thể "báo đen" quá hiếm gặp ngoài đời, nên nhiều người còn không biết đến sự tồn tại của chúng.
Chụp ảnh nghệ thuật về động vật hoang dã chưa bao giờ là dễ dàng, kể cả đối với những nhiếp ảnh gia kỳ cựu. Không chỉ đơn giản ở việc đòi hỏi kỹ thuật chụp ảnh mà điều quan trọng nằm ở công sức di chuyển đến những nơi hoang vu, hẻo lánh nhất, tính kiên trì, nhẫn nại sẵn sàng hy sinh nhiều ngày, tháng để rình được những khoảnh khắc "để đời".
Tuy nhiên, cuộc sống nhiều khi chứa đầy sự trớ trêu, có những nhiếp ảnh gia lãng phí cả đời để mong kiếm tìm được một khoảnh khắc có thể khiến người mọi người nhớ đến mà không được. Lại có những người chẳng tốn chút công sức nào, chỉ cần có duyên, mà bắt gặp được khoảnh khắc "độc nhất vô nhị" khiến người đời phải trầm trồ.
Giống như câu chuyện của anh chàng Anurag Gawande, 24 tuổi, trong chuyến đi chơi tại Vườn quốc gia Tadoba ở Chandrapur, bang Maharashtra, Ấn Độ đă bắt gặp được một loài động vật vô cùng hiếm gặp.
|
Báo đen. |
Đó là hình ảnh của một con báo hoa mai đen đang săn mồi.
Để nói về độ quý hiếm của báo hoa mai đen, các nhà động vật học ước tính trên thế giới chỉ còn khoảng 2.000 con, trong đó phần lớn là sinh sống ở khu vực Đông Nam Á, nơi rừng rậm nhiệt đới.
Trong suốt hơn 100 năm tính từ năm 2019, không hề có trường hợp báo hoa mai đen nào được ghi nhận ở châu Phi, ngoại trừ các bức ảnh được chụp môi trường nuôi nhốt.
Bức ảnh báo hoa mai đen được chụp đầu tiên tại châu Phi năm 1909 tại Ethiopia.
Hiện tượng báo có màu đen là một dạng biến dị di truyền xảy ra đối với một vài loài báo lớn. Màu đen xuất hiện là do mang đột biến gene liên quan đến quá trình chuyển hóa melanin.
Theo các nghiên cứu, quá trình biến dị này ngẫu nhiên lại đem đến khả năng ngụy trang tuyệt hảo dành cho vật chủ, khiến con vật này khó bị nhận biết hơn khi ẩn sau các lớp cây cối.
Anurag Gawande cho biết: "Tôi vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy con báo hoa mai đen quý hiếm bỗng nhiên xuất hiện trong Vườn quốc gia Tadoba ở Chandrapur khi đang săn hươu. Đây đúng là khoảnh khắc có một không hai, tôi may mắn được chứng kiến".
Báo hoa mai hiện là một trong những loài vật nguy cấp trong sách Đỏ với việc số lượng đang ngày càng bị giảm dần.