Các phương tiện bảo hộ cá nhân đang đóng vai trò như "bảo bối" cho bác sĩ và nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện. Không đơn thuần chỉ là một bộ quần áo, chiếc kính nhựa thông thường,... những "bảo bối" phòng hộ cho bác sĩ đảm bảo an toàn và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus.Quần áo phòng hộ: Có 2 loại trang phục phòng hộ dành cho các bác sĩ gồm. Loại thứ nhất gồm quần, áo choàng dài tay và mũ trùm đầu riêng biệt, hoặc loại thứ hai gồm quần, áo choàng dài tay, mũ trùm đầu và bao giày chung.Đặc điểm chung của cả hai loại quần áo bảo hộ này là được may bằng chất liệu vải đặc dụng chống ngấm nước, hóa chất vào cơ thể (đối với quần áo chống hóa chất). Một số trang phục có thể đi kèm tạp dề chống thấm, ủng cao su,...Khẩu trang: Các bác sĩ ở bệnh viện Việt Nam sử dụng loại khẩu trang N95 hoặc khẩu trang y tế đạt tiêu chuẩn trong quá trình chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân COVID-19.Khẩu trang giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus phát tán trong không khí qua các hạt bụi mịn, ngăn chặn virus corona. Đối với các loại khẩu trang y tế, phải là loại không thấm nước và khi đeo không để xẹp ở vùng mặt.Kính và mặt nạ bảo hộ: Đối với bác sĩ và nhân viên y tế trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, việc sử dụng khẩu trang là chưa đủ. Họ còn được trang bị kính phòng hộ và mặt nạ ngăn giọt bắn, bảo vệ tối đa phần mặt - nơi dễ dàng lây nhiễm virus nhất.Những vật dụng y tế này cần được cố định chặt vào khuôn mặt và ngăn chặn không để dịch thấm hay giọt nước bọt bắn vào mắt gây lây nhiễm qua giác mạc.Găng tay y tế: Găng tay nitrile thường được sử dụng trong quá trình chống dịch, vì có hiệu quả bảo vệ hơn loại găng latex. Thậm chí, trong trường hợp xử lý trực tiếp với dịch và giọt bắn của người bệnh, các bác sĩ cần đeo thêm một lớp găng tay.Các vật dụng trong trang phục bảo hộ dành cho bác sĩ tại các bệnh viện hiện nay đều được sản xuất tại Việt Nam, đảm bảo chất lượng và độ an toàn khi sử dụng.Nghiên cứu cho thấy việc thường xuyên mang khẩu trang y tế đã giảm nguy cơ mắc bệnh lây qua đường hô hấp từ 60-80%. Bởi vậy, các nhân viên y tế và y bác sĩ tuyến đầu chống dịch cần phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo COVID-19.Quy trình mang trang phục bảo hộ trước khi vào buồng cách ly tại Bệnh viện Bạch Mai. Nguồn: Youtube
Các phương tiện bảo hộ cá nhân đang đóng vai trò như "bảo bối" cho bác sĩ và nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện. Không đơn thuần chỉ là một bộ quần áo, chiếc kính nhựa thông thường,... những "bảo bối" phòng hộ cho bác sĩ đảm bảo an toàn và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus.
Quần áo phòng hộ: Có 2 loại trang phục phòng hộ dành cho các bác sĩ gồm. Loại thứ nhất gồm quần, áo choàng dài tay và mũ trùm đầu riêng biệt, hoặc loại thứ hai gồm quần, áo choàng dài tay, mũ trùm đầu và bao giày chung.
Đặc điểm chung của cả hai loại quần áo bảo hộ này là được may bằng chất liệu vải đặc dụng chống ngấm nước, hóa chất vào cơ thể (đối với quần áo chống hóa chất). Một số trang phục có thể đi kèm tạp dề chống thấm, ủng cao su,...
Khẩu trang: Các bác sĩ ở bệnh viện Việt Nam sử dụng loại khẩu trang N95 hoặc khẩu trang y tế đạt tiêu chuẩn trong quá trình chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Khẩu trang giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus phát tán trong không khí qua các hạt bụi mịn, ngăn chặn virus corona. Đối với các loại khẩu trang y tế, phải là loại không thấm nước và khi đeo không để xẹp ở vùng mặt.
Kính và mặt nạ bảo hộ: Đối với bác sĩ và nhân viên y tế trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, việc sử dụng khẩu trang là chưa đủ. Họ còn được trang bị kính phòng hộ và mặt nạ ngăn giọt bắn, bảo vệ tối đa phần mặt - nơi dễ dàng lây nhiễm virus nhất.
Những vật dụng y tế này cần được cố định chặt vào khuôn mặt và ngăn chặn không để dịch thấm hay giọt nước bọt bắn vào mắt gây lây nhiễm qua giác mạc.
Găng tay y tế: Găng tay nitrile thường được sử dụng trong quá trình chống dịch, vì có hiệu quả bảo vệ hơn loại găng latex. Thậm chí, trong trường hợp xử lý trực tiếp với dịch và giọt bắn của người bệnh, các bác sĩ cần đeo thêm một lớp găng tay.
Các vật dụng trong trang phục bảo hộ dành cho bác sĩ tại các bệnh viện hiện nay đều được sản xuất tại Việt Nam, đảm bảo chất lượng và độ an toàn khi sử dụng.
Nghiên cứu cho thấy việc thường xuyên mang khẩu trang y tế đã giảm nguy cơ mắc bệnh lây qua đường hô hấp từ 60-80%. Bởi vậy, các nhân viên y tế và y bác sĩ tuyến đầu chống dịch cần phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo COVID-19.
Quy trình mang trang phục bảo hộ trước khi vào buồng cách ly tại Bệnh viện Bạch Mai. Nguồn: Youtube