Sáng 6/9, Vườn quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) tiếp nhận 11 cá thể khỉ quý hiếm do Hạt Kiểm lâm Kinh Môn (Chi cục Kiểm lâm Hải Dương) phối hợp Tổ chức Động vật châu Á bàn giao.Đây là đợt bàn giao thứ 2 cho Vườn quốc gia Vũ Quang trong tổng số 25 cá thể khỉ thuộc 4 loài khỉ quý hiếm gồm: khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng và khỉ mốc. Số khỉ này đã được nuôi trong nhiều năm tại chùa Nhẫm Dương. Trước đó, 14 cá thể khỉ đã được bàn giao đợt 1 vào ngày 3/7.Sau khi đưa về Vườn quốc gia Vũ Quang, các cá thể khỉ quý hiếm trên được các chuyên gia của Tổ chức Động vật châu Á hỗ trợ thay đổi chế độ ăn, chữa trị một số loại bệnh (nếu có), tiêm phòng... Thời gian cách ly và phục hồi trong vòng 3 tuần trước khi chúng được tái thả về tự nhiên.Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina (bộ linh trưởng), là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ. Chúng phân bố ở nhiều nước như: Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia...Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina (bộ linh trưởng), là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ. Chúng phân bố ở nhiều nước như: Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia...Khỉ mặt đỏ có tên khoa học là Macaca arctoides. Đây là loài có tên trong danh mục Sách đỏ Việt Nam, là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ thuộc nhóm IIB.Cá thể khỉ mặt đỏ có đặc điểm nổi bật là lông màu sẫm pha đỏ, nâu hoặc đen ở phần trên cơ thể, mặt đỏ. Đuôi khỉ to và ngắn. Con non có màu lông vàng nhạt đến trắng.Khỉ vàng có tên khoa học là Macaca mulatta, tên tiếng Anh là Rhesus Macaque. Khỉ vàng là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30-3-2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.Là loài linh trưởng phổ biến trên bán đảo Sơn Trà, khỉ vàng sống theo đàn, mỗi đàn có từ 10 - 15 cá thể. Chúng hoạt động ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây. Thức ăn yêu thích gồm: quả, hạt, lá cây...Khỉ mốc có tên khoa học là Macaca assamensis, thuộc họ Khỉ, bộ Linh trưởng. Chúng thuộc nhóm IIB trong danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, cần được ưu tiên bảo vệ.Cá thể khỉ mốc có lông dày và dài. Màu lông trên cơ thể có thể thay đổi từ màu nâu sẫm tới màu nâu vàng nhạt. Trong đó, phần vai, gáy, đỉnh đầu và tai thường có lông màu sáng hơn và vàng hơn phía sau chân và đuôi. Đuôi của khỉ mốc thường mập phần gốc.Mời độc giả xem video: Con non bị bắt cóc, khỉ mẹ dùng “chiêu độc” giành lại con.
Sáng 6/9, Vườn quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) tiếp nhận 11 cá thể khỉ quý hiếm do Hạt Kiểm lâm Kinh Môn (Chi cục Kiểm lâm Hải Dương) phối hợp Tổ chức Động vật châu Á bàn giao.
Đây là đợt bàn giao thứ 2 cho Vườn quốc gia Vũ Quang trong tổng số 25 cá thể khỉ thuộc 4 loài khỉ quý hiếm gồm: khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng và khỉ mốc. Số khỉ này đã được nuôi trong nhiều năm tại chùa Nhẫm Dương. Trước đó, 14 cá thể khỉ đã được bàn giao đợt 1 vào ngày 3/7.
Sau khi đưa về Vườn quốc gia Vũ Quang, các cá thể khỉ quý hiếm trên được các chuyên gia của Tổ chức Động vật châu Á hỗ trợ thay đổi chế độ ăn, chữa trị một số loại bệnh (nếu có), tiêm phòng... Thời gian cách ly và phục hồi trong vòng 3 tuần trước khi chúng được tái thả về tự nhiên.
Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina (bộ linh trưởng), là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ. Chúng phân bố ở nhiều nước như: Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia...
Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina (bộ linh trưởng), là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ. Chúng phân bố ở nhiều nước như: Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia...
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học là Macaca arctoides. Đây là loài có tên trong danh mục Sách đỏ Việt Nam, là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ thuộc nhóm IIB.
Cá thể khỉ mặt đỏ có đặc điểm nổi bật là lông màu sẫm pha đỏ, nâu hoặc đen ở phần trên cơ thể, mặt đỏ. Đuôi khỉ to và ngắn. Con non có màu lông vàng nhạt đến trắng.
Khỉ vàng có tên khoa học là Macaca mulatta, tên tiếng Anh là Rhesus Macaque. Khỉ vàng là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30-3-2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Là loài linh trưởng phổ biến trên bán đảo Sơn Trà, khỉ vàng sống theo đàn, mỗi đàn có từ 10 - 15 cá thể. Chúng hoạt động ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây. Thức ăn yêu thích gồm: quả, hạt, lá cây...
Khỉ mốc có tên khoa học là Macaca assamensis, thuộc họ Khỉ, bộ Linh trưởng. Chúng thuộc nhóm IIB trong danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, cần được ưu tiên bảo vệ.
Cá thể khỉ mốc có lông dày và dài. Màu lông trên cơ thể có thể thay đổi từ màu nâu sẫm tới màu nâu vàng nhạt. Trong đó, phần vai, gáy, đỉnh đầu và tai thường có lông màu sáng hơn và vàng hơn phía sau chân và đuôi. Đuôi của khỉ mốc thường mập phần gốc.
Mời độc giả xem video: Con non bị bắt cóc, khỉ mẹ dùng “chiêu độc” giành lại con.