Trong 2 ngày 29 - 30/9, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về cách xác định niên đại của Bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Chia sẻ tại hội nghị, PGS - TS Nguyễn Quang Miên, Trưởng phòng C14 (Viện Khảo cổ học), cho biết đã thực hiện xét nghiệm mẫu để xác định niên đại bãi cọc Cao Quỳ bằng phương pháp đồng vị Carbon C14. Đáng chú ý, có 1 mẫu do một trưởng thôn tại địa phương mang lên.Niên đại các mẫu gỗ được gửi về tương đối khác nhau nhưng đều thuộc về loại cây thân cổ. Hầu hết có kích thước lớn và niên đại cách đây chừng hơn 700 năm, một số có thể tận dụng lại các cây (cọc) của thời trước đó.Nhiều nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử cho rằng mẫu xét nghiệm do người dân đưa lên là không đáng tin. Theo TS Nguyễn Tiến Đông, người dân không biết cách vì quy trình lấy mẫu làm C14 cực kỳ phức tạp, nếu không tuân thủ sẽ cho ra kết quả sai.Ông cũng cho rằng, kết quả C14 chỉ là một căn cứ để nghiên cứu, không phải là mấu chốt để kết luận niên đại bãi cọc. Điều quan trọng nhất để xác định bãi cọc Cao Quỳ thuộc trận địa 1288 hay không là niên đại, song đến giờ chưa khẳng định được niên đại của bãi cọc.Niên đại cọc gỗ ở Cao Quỳ từng được cho rằng thuộc về những năm 1270-1430, liên quan đến chiến trường Bạch Đằng 1288. Tuy nhiên sau khi tham quan thực tế bãi cọc vào chiều 28/9. các nhà khoa học chưa tin đây là bãi cọc gỗ chiến trận.Những hố khai quật phát hiện các hố cọc rất thẳng hàng, thẳng trục, điều đó cho thấy đây có thể là di tích một kiến trúc gỗ. Lại có ý kiến cho rằng nếu là cọc thì phải đóng xuống vũng lầy, nhưng hình ảnh đưa ra thì hầu hết các cọc đều được chôn, tức là không phải ở dưới nước.Trong khi đó, tại buổi thảo luận, GS Nguyễn Quang Ngọc chia sẻ, việc xác định niên đại cọc gỗ bằng phương pháp đồng vị Carbon C14 là rất khoa học. Tuy nhiên, ông cho rằng phương pháp này không phải là quyết định để xác định niên đại bãi cọc.'Nếu ai đó lấy kết quả C14 để kết luận niên đại bãi cọc Cao Quỳ thì tôi không đồng ý. Ai đó nói đây là cọc đáy hay cọc kiến trúc thì cũng là không hiểu gì', ông Ngọc nêu ý kiến.Trước những luồng ý kiến khác nhau về bãi cọc Cao Quỳ, TS Bùi Văn Hiếu, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm nghiên cứu Khảo cổ học dưới nước (Viện Khảo cổ học), Trưởng tiểu ban khảo cổ học dưới nước, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu liên ngành thì mới có góc nhìn rõ ràng.Thực tế, phương pháp đồng vị Carbon C14 được sử dụng phổ biến trong việc xác định niên đại, định tuổi cổ vật trong khảo cổ, địa chất, địa vật lý học... Carbon (C) 14 là chất đồng vị của Carbon 12, nguồn gốc chính là N14 chuyển hóa dưới ảnh hưởng của các tia vũ trụ.Khi sinh vật chết đi, nguồn C12 và C14 không còn được cung cấp nữa, lượng C14 trong cơ thể sẽ giảm do nó là chất không bền. Như vậy, suy từ tỷ lệ của C12 và C14 trong vật khảo cổ chúng ta sẽ tính ra được tuổi của nó.Trước đó, ngày 1/10/2019 trong quá trình đào vườn tại cánh đồng Cao Quỳ, người dân phát hiện 2 cọc gỗ dài hơn 3 m, đường kính hơn 30 cm. Người dân cho rằng đây có thể là cọc gỗ liên quan đến các trận đánh trên sông Bạch Đằng nên báo cơ quan chức năng khai quật khảo cổ.Kết quả khai quật đến nay phát hiện 37 cọc gỗ, 2 cụm gỗ, 22 hố cọc và 4 hố đất đen. Theo đó bước đầu đánh giá đây là di tích lịch sử quan trọng liên quan đến các trận chiến trên dòng sông Bạch Đằng vào năm 1288, khởi công dự án Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, H.Thủy Nguyên) và tuyến đường vào khu vực này từ tháng 5/2020.Hình ảnh khảo sát thực tế bãi cọc Cao Quỳ (Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng) | Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng
Trong 2 ngày 29 - 30/9, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về cách xác định niên đại của Bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Chia sẻ tại hội nghị, PGS - TS Nguyễn Quang Miên, Trưởng phòng C14 (Viện Khảo cổ học), cho biết đã thực hiện xét nghiệm mẫu để xác định niên đại bãi cọc Cao Quỳ bằng phương pháp đồng vị Carbon C14. Đáng chú ý, có 1 mẫu do một trưởng thôn tại địa phương mang lên.
Niên đại các mẫu gỗ được gửi về tương đối khác nhau nhưng đều thuộc về loại cây thân cổ. Hầu hết có kích thước lớn và niên đại cách đây chừng hơn 700 năm, một số có thể tận dụng lại các cây (cọc) của thời trước đó.
Nhiều nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử cho rằng mẫu xét nghiệm do người dân đưa lên là không đáng tin. Theo TS Nguyễn Tiến Đông, người dân không biết cách vì quy trình lấy mẫu làm C14 cực kỳ phức tạp, nếu không tuân thủ sẽ cho ra kết quả sai.
Ông cũng cho rằng, kết quả C14 chỉ là một căn cứ để nghiên cứu, không phải là mấu chốt để kết luận niên đại bãi cọc. Điều quan trọng nhất để xác định bãi cọc Cao Quỳ thuộc trận địa 1288 hay không là niên đại, song đến giờ chưa khẳng định được niên đại của bãi cọc.
Niên đại cọc gỗ ở Cao Quỳ từng được cho rằng thuộc về những năm 1270-1430, liên quan đến chiến trường Bạch Đằng 1288. Tuy nhiên sau khi tham quan thực tế bãi cọc vào chiều 28/9. các nhà khoa học chưa tin đây là bãi cọc gỗ chiến trận.
Những hố khai quật phát hiện các hố cọc rất thẳng hàng, thẳng trục, điều đó cho thấy đây có thể là di tích một kiến trúc gỗ. Lại có ý kiến cho rằng nếu là cọc thì phải đóng xuống vũng lầy, nhưng hình ảnh đưa ra thì hầu hết các cọc đều được chôn, tức là không phải ở dưới nước.
Trong khi đó, tại buổi thảo luận, GS Nguyễn Quang Ngọc chia sẻ, việc xác định niên đại cọc gỗ bằng phương pháp đồng vị Carbon C14 là rất khoa học. Tuy nhiên, ông cho rằng phương pháp này không phải là quyết định để xác định niên đại bãi cọc.
'Nếu ai đó lấy kết quả C14 để kết luận niên đại bãi cọc Cao Quỳ thì tôi không đồng ý. Ai đó nói đây là cọc đáy hay cọc kiến trúc thì cũng là không hiểu gì', ông Ngọc nêu ý kiến.
Trước những luồng ý kiến khác nhau về bãi cọc Cao Quỳ, TS Bùi Văn Hiếu, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm nghiên cứu Khảo cổ học dưới nước (Viện Khảo cổ học), Trưởng tiểu ban khảo cổ học dưới nước, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu liên ngành thì mới có góc nhìn rõ ràng.
Thực tế, phương pháp đồng vị Carbon C14 được sử dụng phổ biến trong việc xác định niên đại, định tuổi cổ vật trong khảo cổ, địa chất, địa vật lý học... Carbon (C) 14 là chất đồng vị của Carbon 12, nguồn gốc chính là N14 chuyển hóa dưới ảnh hưởng của các tia vũ trụ.
Khi sinh vật chết đi, nguồn C12 và C14 không còn được cung cấp nữa, lượng C14 trong cơ thể sẽ giảm do nó là chất không bền. Như vậy, suy từ tỷ lệ của C12 và C14 trong vật khảo cổ chúng ta sẽ tính ra được tuổi của nó.
Trước đó, ngày 1/10/2019 trong quá trình đào vườn tại cánh đồng Cao Quỳ, người dân phát hiện 2 cọc gỗ dài hơn 3 m, đường kính hơn 30 cm. Người dân cho rằng đây có thể là cọc gỗ liên quan đến các trận đánh trên sông Bạch Đằng nên báo cơ quan chức năng khai quật khảo cổ.
Kết quả khai quật đến nay phát hiện 37 cọc gỗ, 2 cụm gỗ, 22 hố cọc và 4 hố đất đen. Theo đó bước đầu đánh giá đây là di tích lịch sử quan trọng liên quan đến các trận chiến trên dòng sông Bạch Đằng vào năm 1288, khởi công dự án Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, H.Thủy Nguyên) và tuyến đường vào khu vực này từ tháng 5/2020.
Hình ảnh khảo sát thực tế bãi cọc Cao Quỳ (Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng) | Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng