Được kỳ vọng là "cú hích" mô hình kinh tế mới của tỉnh Ninh Thuận, 11 hậu duệ bò tót rừng ở Ninh Thuận từng được chăm lo béo tốt với chi phí từ dự án lên tới hàng tỷ đồng, đến nay chúng bị suy dinh dưỡng nặng, gầy đến mức đứng không vững.Câu chuyện bắt đầu từ năm 2008, một con bò tót lực lưỡng nặng gần cả tạ rời cánh rừng ở Tiểu khu 20 VQG Phước Bình xuống khu vực thôn Bạc Rây 2 (xã Phước Bình, Bác Ái, Ninh Thuận). Tại đây, con bò tót to lớn giành quyền giao phối với bò cái của người dân nuôi thả, cho ra đời thế hệ bò tót lai.Đến năm 2014, bò tót rừng chết do tuổi già, để lại hàng chục con bò tót con thế hệ F1 - là đối tượng để duy trì và phát triển gen động vật quý hiếm.Dự án bảo tồn gen của bò tót rừng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông qua.10 con bò tót F1 tốt nhất được mua lại và giao cho Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Lâm Đồng chăm sóc, đồng thời để nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò lai F1 giữa bò tót (bos gaurus) và bò nhà (bos taurus).Ông Nguyễn Đình Tích (ở thôn Bạc Rây 2, người trực tiếp chăm nuôi đàn bò này), cho biết ban quản lý dự án thuê 2 ha đất nông nghiệp để làm trang trại (1 ha trồng cỏ, 1 ha để cho đàn bò di chuyển).Hai năm trước, một cá thể đực F1 khi thả rong tình cờ giao phối với một bò cái nhà, sinh ra một bò cái con, nhập đàn vào trại khảo nghiệm, nâng lên 11 con.Vào thời ''hoàng kim'' của 11 con bò tót lai ở Ninh Thuận, chúng được được ăn cám, ngô, cỏ... nên mập mạp, béo tốt. Tuy nhiên hiện tại những con bò này chỉ đươc nuôi nhốt trong lán trại bằng khung sắt rộng chừng 200 m2.Từ khi dự án kết thúc (tháng 6/2019), suốt hơn 1 năm qua, ''hậu duệ'' bò tót ở Ninh Thuận chỉ được ăn rơm khô, uống nước suối cầm cự qua ngày. Mỗi tháng chỉ có một người ở Sở KH-CN Lâm Đồng gọi về hỏi thăm có còn rơm khô để gửi tiền về mua.Con bò chỉ được ăn một cuộn rơm/ngày, nay cũng bớt xuống chưa được một cuộn (7-8 cuộn cho 11 con), trong khi người dân không có tiền thuê đất rộng hay mua cám, cỏ ngon cho bò ăn.Việc thiếu thức ăn, dinh dưỡng cần thiết khiến những con bò tót lai giờ chỉ còn lại da bọc xương như thế này, trong khi vốn dĩ chúng to béo gấp đôi bò nhà.Những con bò đực F1 trông y hệt bò tót cha, ăn rất khỏe và không bệnh tật. Tuy nhiên vì thiếu dinh dưỡng mà kích thước cơ thể và trọng lượng không được như kỳ vọng.Vì quá yếu, một vài con bò không phản ứng, hoặc đứng không vững khi có người lạ đến gần.Đàn bò tót lai “chết mòn” tại Ninh Thuận | THDT
Được kỳ vọng là "cú hích" mô hình kinh tế mới của tỉnh Ninh Thuận, 11 hậu duệ bò tót rừng ở Ninh Thuận từng được chăm lo béo tốt với chi phí từ dự án lên tới hàng tỷ đồng, đến nay chúng bị suy dinh dưỡng nặng, gầy đến mức đứng không vững.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2008, một con bò tót lực lưỡng nặng gần cả tạ rời cánh rừng ở Tiểu khu 20 VQG Phước Bình xuống khu vực thôn Bạc Rây 2 (xã Phước Bình, Bác Ái, Ninh Thuận). Tại đây, con bò tót to lớn giành quyền giao phối với bò cái của người dân nuôi thả, cho ra đời thế hệ bò tót lai.
Đến năm 2014, bò tót rừng chết do tuổi già, để lại hàng chục con bò tót con thế hệ F1 - là đối tượng để duy trì và phát triển gen động vật quý hiếm.
Dự án bảo tồn gen của bò tót rừng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông qua.
10 con bò tót F1 tốt nhất được mua lại và giao cho Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Lâm Đồng chăm sóc, đồng thời để nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò lai F1 giữa bò tót (bos gaurus) và bò nhà (bos taurus).
Ông Nguyễn Đình Tích (ở thôn Bạc Rây 2, người trực tiếp chăm nuôi đàn bò này), cho biết ban quản lý dự án thuê 2 ha đất nông nghiệp để làm trang trại (1 ha trồng cỏ, 1 ha để cho đàn bò di chuyển).
Hai năm trước, một cá thể đực F1 khi thả rong tình cờ giao phối với một bò cái nhà, sinh ra một bò cái con, nhập đàn vào trại khảo nghiệm, nâng lên 11 con.
Vào thời ''hoàng kim'' của 11 con bò tót lai ở Ninh Thuận, chúng được được ăn cám, ngô, cỏ... nên mập mạp, béo tốt. Tuy nhiên hiện tại những con bò này chỉ đươc nuôi nhốt trong lán trại bằng khung sắt rộng chừng 200 m2.
Từ khi dự án kết thúc (tháng 6/2019), suốt hơn 1 năm qua, ''hậu duệ'' bò tót ở Ninh Thuận chỉ được ăn rơm khô, uống nước suối cầm cự qua ngày. Mỗi tháng chỉ có một người ở Sở KH-CN Lâm Đồng gọi về hỏi thăm có còn rơm khô để gửi tiền về mua.
Con bò chỉ được ăn một cuộn rơm/ngày, nay cũng bớt xuống chưa được một cuộn (7-8 cuộn cho 11 con), trong khi người dân không có tiền thuê đất rộng hay mua cám, cỏ ngon cho bò ăn.
Việc thiếu thức ăn, dinh dưỡng cần thiết khiến những con bò tót lai giờ chỉ còn lại da bọc xương như thế này, trong khi vốn dĩ chúng to béo gấp đôi bò nhà.
Những con bò đực F1 trông y hệt bò tót cha, ăn rất khỏe và không bệnh tật. Tuy nhiên vì thiếu dinh dưỡng mà kích thước cơ thể và trọng lượng không được như kỳ vọng.
Vì quá yếu, một vài con bò không phản ứng, hoặc đứng không vững khi có người lạ đến gần.
Đàn bò tót lai “chết mòn” tại Ninh Thuận | THDT