Được dẫn dắt bởi Aris Tritsis thuộc Đại học Quốc gia Úc (ANU), một nhóm các nhà khoa học từ ANU và từ Đại học Crete ở Hy Lạp đã tạo ra hình ảnh 3D đám mây hình thành sao trong một phần nghiên cứu của họ về Musca, một ngôi sao hình dạng lạ chứa đầy đám mây phân tử trên bầu trời phía nam cách Trái đất vài trăm năm ánh sáng.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Hệ thống sao này chủ yếu bao gồm phân tử hydro và bụi, Musca kéo dài khoảng 27 năm ánh sáng trên mặt phẳng của bầu trời. Độ sâu của nó là khoảng 20 năm ánh sáng trong khi chiều rộng ngôi sao chỉ bằng một phần nhỏ của một năm ánh sáng.
Tritsis cho biết: “Chúng tôi đã có thể tái tạo cấu trúc 3D của một đám mây khí trong giai đoạn đầu khi hình thành ngôi sao Musca”.
"Hình ảnh 3D về đám mây sao Musca sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về vườn ươm sao trong ngôi sao này cũng như sự ra đời của hệ mặt trời".
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Để tạo ra hình ảnh, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu được thu thập bởi kính viễn vọng không gian Herschel của Cơ quan Vũ trụ châu Âu ( ESA ).
Từ hình ảnh 3D mô tả đám mây Musca, các nhà khoa học giờ đây biết rằng, đám mây khí quanh ngôi sao này là một cấu trúc phức tạp, chứa các sóng xung kích và bụi bị mắc kẹt tạo ra bởi các rung động của đám mây.
Nghiên cứu mô hình này cũng sẽ cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn sâu sắc về sự hình thành các phân tử trong đám mây khí.