8. Cá nóc nước ngọt. Cá nóc nước ngọt có tên khoa học là Chelolodon fluviatilis, chúng có thể phình to ra như một quả bóng trơn nhẫy khiến cho không kẻ thù nào có thể nuốt chúng vào bụng. Tại Việt Nam, chúng còn được gọi là cá nóc xanh, cá nóc da beo, cá nóc da báo. Loài động vật này thường xuất hiện ở những vùng cửa sông, rừng ngập mặn, các đầm tôm vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 hằng năm.
7. Cá thòi lòi. Cá thòi lòi có tên khoa học là Periophthalmus schlosseri. Nhiều người tưởng rằng chúng là một loài lưỡng cư vì chúng có đôi mắt lồi như mắt ếch và có thể di chuyển dễ dàng trên cạn bằng hai chi trước. Chúng được tìm thấy tại khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở vùng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ, Đông Nam Á đến Australia. Cá thòi lòi phổ biến nhất dọc các bãi lầy ở cửa sông, không ngập quá 2 m nước. Loài cá này sinh sống trong hang hốc vét ở bãi lầy. Khi thủy triều xuống thì cá chui ra, nhất là những ngày nắng ráo.
6. Cóc tía. Cóc tía có tên khoa học là Bombina maxima. Khi gặp nguy hiểm, chúng không bỏ chạy mà sẽ uốn cong lưng và các chân, hoặc lật ngửa người ra để lộ phần bụng có màu sặc sỡ nhằm cảnh báo kẻ thù rằng chúng rất độc.
5. Ếch gáy dô. Ếch gáy dô (Limnonectes Dabanus) là một loài lưỡng cư cổ còn sót lại từ kỷ Phấn trắng. Chúng là loài động vật đặc hữu của Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của ếch gáy dô là các khu rừng ẩm thấp nhiệt đới và cận nhiệt đới, các con sông hay đầm lầy. Tình trạng của loài này chưa được biết đầy đủ.
4. Rắn giun. Rắn giun (Ramphotypholops braminus) là một loài rắn thực thụ nhưng lại có hình dáng giống như một con giun. Do tập tính sống trong đất nên mắt rắn giun thoái hóa, chỉ còn một chấm nhỏ hầu như không có tác dụng thị lực (vì vậy nhiều nơi còn gọi chúng là rắn mù). Rắn giun có màu nâu đen gần giống màu giun đất nhưng sậm hơn.
3. Tắc kè bay đốm. Tắc kè bay đốm (Dacro maculates) có màng da rộng giữa hai chân, có thể bay từ cây này qua cây khác để tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù. Loài tắc kè này còn có thể hóa trang vào môi trường một cách vô cùng tinh vi.
2. Rùa đầu to. Rùa đầu to (Platysternum megacephalum) có cái đầu rất to và cái đuôi dài quá khổ. Đặc biệt, chiếc đầu to này không thể thụt vào trong mai. Chúng là một trong những con rùa xấu xí trong họ nhà rùa. Ngoài Việt Nam, chúng còn phân bố ở nhiều nước như Trung Quốc, Lào, Thái Lan… Rùa đầu to sống ở các khe suối trong rừng, nơi nước trong và chảy chậm. Ban ngày chúng ẩn dưới các tảng đá hoặc phơi nắng trên bờ suối, chúng đi tìm mồi lúc sẩm tối hoặc ban đêm. Thức ăn của chúng là động vật không xương sống, các loài thân mềm hoặc động vật giáp xác nhỏ. Khi trưởng thành rùa có thể đạt kích thước mai khoảng hơn 20 cm. 1. Thằn lằn chân ngắn
1. Thằn lằn chân ngắn. Thằn lằn chân ngắn (Lygosoma quadrupes) có những cái chân nhỏ hầu như là vô dụng. Cách di chuyển chủ yếu của chúng là trườn như loài rắn. Chúng còn sống ở nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Malaisia, Indonesia… Chúng thường được tìm thấy trong các khúc gỗ mục và thức ăn là mối và ấu trùng.
8. Cá nóc nước ngọt. Cá nóc nước ngọt có tên khoa học là Chelolodon fluviatilis, chúng có thể phình to ra như một quả bóng trơn nhẫy khiến cho không kẻ thù nào có thể nuốt chúng vào bụng. Tại Việt Nam, chúng còn được gọi là cá nóc xanh, cá nóc da beo, cá nóc da báo. Loài động vật này thường xuất hiện ở những vùng cửa sông, rừng ngập mặn, các đầm tôm vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 hằng năm.
7. Cá thòi lòi. Cá thòi lòi có tên khoa học là Periophthalmus schlosseri. Nhiều người tưởng rằng chúng là một loài lưỡng cư vì chúng có đôi mắt lồi như mắt ếch và có thể di chuyển dễ dàng trên cạn bằng hai chi trước. Chúng được tìm thấy tại khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở vùng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ, Đông Nam Á đến Australia. Cá thòi lòi phổ biến nhất dọc các bãi lầy ở cửa sông, không ngập quá 2 m nước. Loài cá này sinh sống trong hang hốc vét ở bãi lầy. Khi thủy triều xuống thì cá chui ra, nhất là những ngày nắng ráo.
6. Cóc tía. Cóc tía có tên khoa học là Bombina maxima. Khi gặp nguy hiểm, chúng không bỏ chạy mà sẽ uốn cong lưng và các chân, hoặc lật ngửa người ra để lộ phần bụng có màu sặc sỡ nhằm cảnh báo kẻ thù rằng chúng rất độc.
5. Ếch gáy dô. Ếch gáy dô (Limnonectes Dabanus) là một loài lưỡng cư cổ còn sót lại từ kỷ Phấn trắng. Chúng là loài động vật đặc hữu của Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của ếch gáy dô là các khu rừng ẩm thấp nhiệt đới và cận nhiệt đới, các con sông hay đầm lầy. Tình trạng của loài này chưa được biết đầy đủ.
4. Rắn giun. Rắn giun (Ramphotypholops braminus) là một loài rắn thực thụ nhưng lại có hình dáng giống như một con giun. Do tập tính sống trong đất nên mắt rắn giun thoái hóa, chỉ còn một chấm nhỏ hầu như không có tác dụng thị lực (vì vậy nhiều nơi còn gọi chúng là rắn mù). Rắn giun có màu nâu đen gần giống màu giun đất nhưng sậm hơn.
3. Tắc kè bay đốm. Tắc kè bay đốm (Dacro maculates) có màng da rộng giữa hai chân, có thể bay từ cây này qua cây khác để tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù. Loài tắc kè này còn có thể hóa trang vào môi trường một cách vô cùng tinh vi.
2. Rùa đầu to. Rùa đầu to (Platysternum megacephalum) có cái đầu rất to và cái đuôi dài quá khổ. Đặc biệt, chiếc đầu to này không thể thụt vào trong mai. Chúng là một trong những con rùa xấu xí trong họ nhà rùa. Ngoài Việt Nam, chúng còn phân bố ở nhiều nước như Trung Quốc, Lào, Thái Lan… Rùa đầu to sống ở các khe suối trong rừng, nơi nước trong và chảy chậm. Ban ngày chúng ẩn dưới các tảng đá hoặc phơi nắng trên bờ suối, chúng đi tìm mồi lúc sẩm tối hoặc ban đêm. Thức ăn của chúng là động vật không xương sống, các loài thân mềm hoặc động vật giáp xác nhỏ. Khi trưởng thành rùa có thể đạt kích thước mai khoảng hơn 20 cm. 1. Thằn lằn chân ngắn
1. Thằn lằn chân ngắn. Thằn lằn chân ngắn (Lygosoma quadrupes) có những cái chân nhỏ hầu như là vô dụng. Cách di chuyển chủ yếu của chúng là trườn như loài rắn. Chúng còn sống ở nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Malaisia, Indonesia… Chúng thường được tìm thấy trong các khúc gỗ mục và thức ăn là mối và ấu trùng.