1. Tắc kè bay đốm (Dacro maculates) có màng da rộng giữa hai chân, có thể bay từ cây này qua cây khác để tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù. Loài động vật kỳ dị này còn có thể hóa trang vào môi trường một cách vô cùng tinh vi.2. Rắn giun (Ramphotypholops braminus) là một loài rắn thực thụ nhưng lại có hình dáng giống như một con giun. Rắn giun có màu nâu đen gần giống màu giun đất nhưng sậm hơn.3. Ếch gáy dô (Limnonectes Dabanus) là một loài lưỡng cư cổ còn sót lại từ kỷ Phấn trắng. Chúng là loài động vật đặc hữu của Việt Nam.4. Rắn mắt màu ngọc đỏ có tên khoa học Cryptelytrops rubeus, sống ẩn nấp trong các khu rừng gần TP HCM, các ngọn đồi thấp ở miền Nam Việt Nam và miền Đông Campuchia.5. Ếch cây sần Bắc Bộ tên khoa học Theloderma corticale. Làn da sần sùi của loài ếch này gây ám ảnh cho những ai mắc hội chứng sợ lỗ. Đây là lớp ngụy trang hoàn hảo của ếch cây sần trước kẻ thù.6. Cá thòi lòi có tên khoa học là Periophthalmus schlosseri được tìm thấy tại khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở vùng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ, Đông Nam Á đến Australia. Chúng có đôi mắt lồi như mắt ếch và có thể di chuyển dễ dàng trên cạn bằng hai chi trước.7. Ếch bay ma cà rồng được các nhà khoa học phát hiện trong một số khu rừng Việt Nam, có tên khoa học là Rhacophorus vampyrus. Tên gọi này xuất phát từ đặc điểm của những chiếc răng nanh màu đen lạ của chúng. Loài này dài khoảng 5cm và chỉ sống ở các khu rừng nhiệt đới ở miền Nam Việt Nam.8. Thằn lằn chân ngắn (Lygosoma quadrupes) có những cái chân nhỏ hầu như là vô dụng. Cách di chuyển chủ yếu của chúng là trườn như loài rắn. Loài động vật kỳ dị Trời ban cho Việt Nam này thường được tìm thấy trong các khúc gỗ mục và thức ăn là mối và ấu trùng.Mời quý độc giả xem thêm video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.
1. Tắc kè bay đốm (Dacro maculates) có màng da rộng giữa hai chân, có thể bay từ cây này qua cây khác để tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù. Loài động vật kỳ dị này còn có thể hóa trang vào môi trường một cách vô cùng tinh vi.
2. Rắn giun (Ramphotypholops braminus) là một loài rắn thực thụ nhưng lại có hình dáng giống như một con giun. Rắn giun có màu nâu đen gần giống màu giun đất nhưng sậm hơn.
3. Ếch gáy dô (Limnonectes Dabanus) là một loài lưỡng cư cổ còn sót lại từ kỷ Phấn trắng. Chúng là loài động vật đặc hữu của Việt Nam.
4. Rắn mắt màu ngọc đỏ có tên khoa học Cryptelytrops rubeus, sống ẩn nấp trong các khu rừng gần TP HCM, các ngọn đồi thấp ở miền Nam Việt Nam và miền Đông Campuchia.
5. Ếch cây sần Bắc Bộ tên khoa học Theloderma corticale. Làn da sần sùi của loài ếch này gây ám ảnh cho những ai mắc hội chứng sợ lỗ. Đây là lớp ngụy trang hoàn hảo của ếch cây sần trước kẻ thù.
6. Cá thòi lòi có tên khoa học là Periophthalmus schlosseri được tìm thấy tại khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở vùng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ, Đông Nam Á đến Australia. Chúng có đôi mắt lồi như mắt ếch và có thể di chuyển dễ dàng trên cạn bằng hai chi trước.
7. Ếch bay ma cà rồng được các nhà khoa học phát hiện trong một số khu rừng Việt Nam, có tên khoa học là Rhacophorus vampyrus. Tên gọi này xuất phát từ đặc điểm của những chiếc răng nanh màu đen lạ của chúng. Loài này dài khoảng 5cm và chỉ sống ở các khu rừng nhiệt đới ở miền Nam Việt Nam.
8. Thằn lằn chân ngắn (Lygosoma quadrupes) có những cái chân nhỏ hầu như là vô dụng. Cách di chuyển chủ yếu của chúng là trườn như loài rắn. Loài động vật kỳ dị Trời ban cho Việt Nam này thường được tìm thấy trong các khúc gỗ mục và thức ăn là mối và ấu trùng.