1. Phù du. Phù du có lẽ là loài động vật có tuổi thọ ngắn nhất hành tinh. Bạn sẽ khá bất ngờ khi biết 1 ngày chúng ta đang sống là cả cuộc đời của loài phù du. Thậm chí, có những giống phù du chỉ sống được vài giờ đồng hồ ngắn ngủi.Phần lớn cuộc đời của phù du nằm trong nhộng (1-3 năm). Đến khi sắp chết, chúng mới thoát ra khỏi nhộng, hóa thành phù du trưởng thành và nhảy múa trên mặt nước hay những tán cây. Cảnh tượng tuyệt đẹp này kéo dài không lâu và sau đó một thế hệ phù du tiếp nối lại ra đời.2. Gastrotricha (hay giun bụng lông) là một loài động vật có kích thước hiển vi, chỉ từ 0.06 đến 3mm. Chúng có cấu trúc cơ thể trong suốt, sống trên nền đáy biển hoặc nước ngọt. Giun bụng lông là loài vật có cả bộ phận sinh dục đực và cái để sinh sản.Tuy nhiên loài vi sinh vật nhỏ bé này chỉ sống vỏn vẹn 3 ngày bởi chúng là nguồn thức ăn của nhiều loài cá nhỏ sống trong cùng hệ sinh thái. Không chỉ có thân hình trong suốt, giun bụng lông còn có khả năng phát sáng trong bóng đêm.3. Đa số kiến không có cánh. Tuy nhiên tại những thời điểm nhất định trong năm, chúng ta có thể trông thấy kiến bay thành đàn. Kiến biết bay không phải là trường hợp đột biến gen. Kiến bay hay còn gọi là "alates" đơn giản là những con kiến trưởng thành về mặt giới tính.Vòng đời của những chú kiến bay không quá 3 tuần. Tương tự như ong, trong đàn kiến bay luôn có một con kiến chúa là giống cái. Điều đặc biệt là những con kiến bay đực đều sẽ chết khi chúng giao phối xong với kiến chúa.4. Ruồi nhà. Ruồi nhà là một trong những loài côn trùng có mật độ phân bố rộng rãi nhất trên thế giới và mang nhiều căn bệnh cho con người. Tuy nhiên, chúng chỉ có bốn tuần để sống.Do ruồi là sinh vật mang khá nhiều vật kí sinh cũng như vi khuẩn nên khả năng phát bệnh của chúng cũng cao hơn, đây là nguyên nhân dẫn đến sự sống ngắn ngủi. Do vòng đời ngắn nên ruồi cái thường đẻ đến hơn 1000 trứng mỗi lần sinh sản để duy trì nòi giống.5. Ong mật. Một tổ ong mật sẽ bao gồm ong chúa, ong thợ, ong đực. Bất cứ loài ong nào cũng có vòng đời giống nhau và trải qua 4 giai đoạn. Tuổi thọ của ong mật khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của từng con ong trong đàn.Trong đó, ong đực có tuổi thọ khoảng 50 – 60 ngày. Sau khi tiến hành giao phối với ong chúa, ong đực sẽ bị chết. Ngoài ra, nếu tổ thiếu thức ăn, chúng sẽ bị ong thợ đuổi ra ngoài và bị chết đói trong quá trình lang thang. 5 - 8 tuần là tuổi thọ của ong thợ. Bên cạnh việc phải nuôi ấu trùng, lấy mật liên tục cũng khiến tuổi thọ của ong thợ giảm vì chúng làm việc quá nhiều.6. Chuồn chuồn. Tuổi thọ của hơn 5000 ngàn loài chuồn chuồn trên toàn thế giới đều không kéo dài quá nửa năm. Nguyên nhân hàng đầu khiến tuổi thọ chuồn chuồn thường chỉ dao động từ 3 đến 4 tháng do chuồn chuồn là con mồi của các loài động vật lớn như chim, nhện, ếch nhái, thằn lằn.Sự tấn công của động vật lớn cộng với thể trạng khá yếu của chuồn chuồn, do không chịu được lạnh nên chúng dễ chết sớm. Đáng thương hơn là nhiều ấu trùng chuồn chuồn còn chết ngay khi chưa thành chuồn chuồn trưởng thành vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt và các loài động vật săn mồi.7. Tắc kè hoa. Tắc kè hoa thuộc lớp bò sát có vảy, bao gồm hơn 160 loài phân bố ở khắp các châu lục trên thế giới. Tắc kè hoa có khả năng thay đổi màu cơ thể. Màu sắc là dấu hiệu để bảo vệ lãnh thổ và tìm kiếm bạn tình.Dù có được khả năng chống lại sự tấn công của kẻ thù trong tự nhiên nhưng tuổi thọ của hầu hết các giống tắc kè hoa trên thế giới đều không vượt quá 1 năm. Đây được xem là loài động vật sống ngắn nhất trong thế giới bò sát. Nguyên nhân là do di truyền từ tổ tiên tắc kè hoa ở miền Bắc và Đông của Madagascar. Do tuổi thọ ngắn nên tắc kè hoa thường giao phối nhiều để duy trì nòi giống.Mời quý độc giả xem video: Tiêu Điểm: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
1. Phù du. Phù du có lẽ là loài động vật có tuổi thọ ngắn nhất hành tinh. Bạn sẽ khá bất ngờ khi biết 1 ngày chúng ta đang sống là cả cuộc đời của loài phù du. Thậm chí, có những giống phù du chỉ sống được vài giờ đồng hồ ngắn ngủi.
Phần lớn cuộc đời của phù du nằm trong nhộng (1-3 năm). Đến khi sắp chết, chúng mới thoát ra khỏi nhộng, hóa thành phù du trưởng thành và nhảy múa trên mặt nước hay những tán cây. Cảnh tượng tuyệt đẹp này kéo dài không lâu và sau đó một thế hệ phù du tiếp nối lại ra đời.
2. Gastrotricha (hay giun bụng lông) là một loài động vật có kích thước hiển vi, chỉ từ 0.06 đến 3mm. Chúng có cấu trúc cơ thể trong suốt, sống trên nền đáy biển hoặc nước ngọt. Giun bụng lông là loài vật có cả bộ phận sinh dục đực và cái để sinh sản.
Tuy nhiên loài vi sinh vật nhỏ bé này chỉ sống vỏn vẹn 3 ngày bởi chúng là nguồn thức ăn của nhiều loài cá nhỏ sống trong cùng hệ sinh thái. Không chỉ có thân hình trong suốt, giun bụng lông còn có khả năng phát sáng trong bóng đêm.
3. Đa số kiến không có cánh. Tuy nhiên tại những thời điểm nhất định trong năm, chúng ta có thể trông thấy kiến bay thành đàn. Kiến biết bay không phải là trường hợp đột biến gen. Kiến bay hay còn gọi là "alates" đơn giản là những con kiến trưởng thành về mặt giới tính.
Vòng đời của những chú kiến bay không quá 3 tuần. Tương tự như ong, trong đàn kiến bay luôn có một con kiến chúa là giống cái. Điều đặc biệt là những con kiến bay đực đều sẽ chết khi chúng giao phối xong với kiến chúa.
4. Ruồi nhà. Ruồi nhà là một trong những loài côn trùng có mật độ phân bố rộng rãi nhất trên thế giới và mang nhiều căn bệnh cho con người. Tuy nhiên, chúng chỉ có bốn tuần để sống.
Do ruồi là sinh vật mang khá nhiều vật kí sinh cũng như vi khuẩn nên khả năng phát bệnh của chúng cũng cao hơn, đây là nguyên nhân dẫn đến sự sống ngắn ngủi. Do vòng đời ngắn nên ruồi cái thường đẻ đến hơn 1000 trứng mỗi lần sinh sản để duy trì nòi giống.
5. Ong mật. Một tổ ong mật sẽ bao gồm ong chúa, ong thợ, ong đực. Bất cứ loài ong nào cũng có vòng đời giống nhau và trải qua 4 giai đoạn. Tuổi thọ của ong mật khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của từng con ong trong đàn.
Trong đó, ong đực có tuổi thọ khoảng 50 – 60 ngày. Sau khi tiến hành giao phối với ong chúa, ong đực sẽ bị chết. Ngoài ra, nếu tổ thiếu thức ăn, chúng sẽ bị ong thợ đuổi ra ngoài và bị chết đói trong quá trình lang thang. 5 - 8 tuần là tuổi thọ của ong thợ. Bên cạnh việc phải nuôi ấu trùng, lấy mật liên tục cũng khiến tuổi thọ của ong thợ giảm vì chúng làm việc quá nhiều.
6. Chuồn chuồn. Tuổi thọ của hơn 5000 ngàn loài chuồn chuồn trên toàn thế giới đều không kéo dài quá nửa năm. Nguyên nhân hàng đầu khiến tuổi thọ chuồn chuồn thường chỉ dao động từ 3 đến 4 tháng do chuồn chuồn là con mồi của các loài động vật lớn như chim, nhện, ếch nhái, thằn lằn.
Sự tấn công của động vật lớn cộng với thể trạng khá yếu của chuồn chuồn, do không chịu được lạnh nên chúng dễ chết sớm. Đáng thương hơn là nhiều ấu trùng chuồn chuồn còn chết ngay khi chưa thành chuồn chuồn trưởng thành vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt và các loài động vật săn mồi.
7. Tắc kè hoa. Tắc kè hoa thuộc lớp bò sát có vảy, bao gồm hơn 160 loài phân bố ở khắp các châu lục trên thế giới. Tắc kè hoa có khả năng thay đổi màu cơ thể. Màu sắc là dấu hiệu để bảo vệ lãnh thổ và tìm kiếm bạn tình.
Dù có được khả năng chống lại sự tấn công của kẻ thù trong tự nhiên nhưng tuổi thọ của hầu hết các giống tắc kè hoa trên thế giới đều không vượt quá 1 năm. Đây được xem là loài động vật sống ngắn nhất trong thế giới bò sát. Nguyên nhân là do di truyền từ tổ tiên tắc kè hoa ở miền Bắc và Đông của Madagascar. Do tuổi thọ ngắn nên tắc kè hoa thường giao phối nhiều để duy trì nòi giống.