Cây hương thảo: Cây hương thảo trông giống như một loại cỏ dại nhỏ nhưng vai trò của nó không thể coi thường. Một số người trồng rau, họ sẽ trồng một vài cây hương thảo xung quanh ruộng, số lượng muỗi sẽ ngay lập tức giảm đi rất nhiều.Hương thảo không chỉ có thể được pha chế thành nước đuổi muỗi cho trẻ sơ sinh mà còn có thể được pha chế thành tinh dầu, đồ uống, mỹ phẩm... Hương thảo là "ông trùm" trong ngành gia vị, hương thảo là cũng là linh hồn của bít tết trong các nhà hàng phương Tây.Hương thảo cũng là cây cảnh đa tác dụng. Toàn thân nó tỏa ra một loại mùi thơm, khi bạn chạm nhẹ vào thì căn phòng tràn ngập mùi thơm. Loại mùi này đặc biệt gây khó chịu cho muỗi. Bạn có thể trồng cây hương thảo tại nhà, loại cây này có tác dụng đuổi côn trùng và muỗi rất tốt.Ở một số nhà, họ thường trồng 1 vòng hương thảo quanh vườn hoặc ở ban công là yên tâm trong nhà không có muỗi. Đây là loại thuốc đuổi muỗi tự nhiên cực kỳ hiệu quả.Phong lữ "đuổi muỗi": Cây phong lữ "đuổi muỗi" này thực chất là cây phong lữ hoa hồng (Citronella Geranium) thuộc dòng cây bụi thân thảo, có cấu trúc mọng nước.Lá của nó tỏa ra một mùi đặc biệt khiến một số người cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, cây cảnh này vẫn được hầu hết mọi người chấp nhận và là khắc tinh của loài muỗi. Đó là vì trong cây có chứa 86% hoạt chất Citral và Geraniol, hai chất này là khắc tinh của muỗi.Khi nhiệt độ cao vào mùa hè, cây cảnh này phát triển nhanh hơn, có tác dụng đuổi muỗi rất tốt. Loài cây này cũng sống lâu năm, nếu trồng quá 1 năm và để trong nhà vào mùa đông thì cây sẽ lớn hơn và có mùi thơm đậm đà vào năm thứ 2.Tuy là thân thảo có cấu trúc mọng nước nhưng nếu trồng lâu năm, thân của cây cảnh này sẽ dần hóa gỗ. Cây cảnh này có mùi thơm hoa hồng pha với sả rất nồng nàn và rõ rệt. Trong lá có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau.Hương thơm ngọt ngào tự nhiên giúp thông mũi, thư giãn tinh thần và giảm stress. Mùi hương trị liệu, tốt cho người bị rối loạn thần kinh, lo âu, nhức đầu.Là loại cây lành tính, không có độc và phù hợp với nhiều người, cây thu hút nhiều người nhờ vẻ ngoài xanh đẹp, hương thơm mùi mẫn và giá trị dược liệu của nó.Cây nắp ấm Cây nắp ấm (Nepenthes mirabilis) là loài cây ăn thịt được hầu hết những người cây cảnh ưa thích, lá nào của nó cũng có thể mọc thành lồng, đặc biệt không kén môi trường, nhiều người yêu cây cảnh có thể nuôi trong nhà.Cây cảnh này có tác dụng đuổi và bắt muỗi hiệu quả. Vào mùa hè, bạn treo vài cây nắp ấm ở ban công, cây sẽ tiết ra một loại chất lỏng ngọt đặc biệt để sâu bọ, ruồi muỗi chui vào và bị dính trong "ấm", trở thành chất dinh dưỡng cho cây.Bạn cần cho nó hơn 3 đến 8 tiếng ánh sáng phân tán mỗi ngày để cây cảnh có thể phát triển tốt. Ngoài ra, cần chú ý đảm bảo môi trường ấm áp và độ ẩm không khí cao, môi trường cũng cần thông gió tốt, không nên để trong không gian kín. Độ ẩm không khí càng cao thì yêu cầu thông gió càng lớn.
Bạn cũng có thể trồng cây cảnh bẫy kẹp hay còn gọi là cây bắt ruồi (Dionaea muscipula) cũng có thể bắt ruồi mỗi trong nhà. Chiếc kẹp của nó sẽ tiết ra một ít nước mật và sẽ có nhiều bẫy nhỏ, khép lại nhanh chóng bất cứ khi nào một con bọ kích hoạt bẫy và các răng cưa ở mép bẫy sẽ ngăn không cho bọ thoát ra ngoài.Cây ngải cứu: Ngải cứu là cây thảo dược lâu năm, thường mọc hoang ở các vùng quê, có vai trò cực kỳ to lớn trong đời sống. Loại cỏ này là một dược liệu quý trong y học. Ngải cứu cũng được sử dụng nhiều làm thuốc xoa, thuốc xông hơi chữa đau lưng, cổ vai gáy hay thư giãn.
Ngải cứu là một loại cỏ dại rất phổ biến ở các vùng nông thôn nhưng hiện nay đã được nhiều người sử dụng làm món ăn như gà tần, trứng tráng ngải cứu, trứng vịt lộn ngải cứu...
Một công dụng ít người biết, ngải cứu là bảo bối để đuổi muỗi. Ngày xưa, người ta thướng đốt ngải cứu, tạo thành khói để đuổi muỗi rất hiệu quả. Ngải cứu sinh trưởng rất mạnh, nhà có sân thì trồng vài cây, năm thứ 2 chúng sinh sản nhiều, nhà không có sân thì trồng vài cây trong chậu hoa. Cây bạc hà: Lá bạc hà có mùi thơm thoang thoảng, được mọi người vô cùng yêu thích, thường được dùng làm thực phẩm hoặc làm chất tạo mùi cho kem đánh răng, kẹo cao su, trà...Có rất nhiều loại bạc hà, hầu hết đều chứa dầu bạc hà, có mùi thơm nồng, sẽ mang lại hơi thở mát mẻ cho mọi người vào giữa mùa hè. Đắp lá bạc hà lên trán cũng có thể làm mát và giảm nóng.Bạc hà có mùi thơm mạnh và có thể đuổi muỗi. Để một vài chậu bạc hà trong nhà, muỗi sẽ giảm đi đáng kể. Hơn nữa bạc hà chỉ cần có đất là phát triển điên cuồng. Nếu bạn bị muỗi đốt, hãy dùng lá bạc hà chà xát, vết ngứa sẽ giảm ngay. Với vài chậu bạc hà, bạn có thể có loại rau gia vị ngon, thanh lọc không khí trong nhà và đuổi được muỗi. Thật là 1 mũi tên trúng 3-4 đích.
Cây hương thảo: Cây hương thảo trông giống như một loại cỏ dại nhỏ nhưng vai trò của nó không thể coi thường. Một số người trồng rau, họ sẽ trồng một vài cây hương thảo xung quanh ruộng, số lượng muỗi sẽ ngay lập tức giảm đi rất nhiều.
Hương thảo không chỉ có thể được pha chế thành nước đuổi muỗi cho trẻ sơ sinh mà còn có thể được pha chế thành tinh dầu, đồ uống, mỹ phẩm... Hương thảo là "ông trùm" trong ngành gia vị, hương thảo là cũng là linh hồn của bít tết trong các nhà hàng phương Tây.
Hương thảo cũng là cây cảnh đa tác dụng. Toàn thân nó tỏa ra một loại mùi thơm, khi bạn chạm nhẹ vào thì căn phòng tràn ngập mùi thơm. Loại mùi này đặc biệt gây khó chịu cho muỗi. Bạn có thể trồng cây hương thảo tại nhà, loại cây này có tác dụng đuổi côn trùng và muỗi rất tốt.
Ở một số nhà, họ thường trồng 1 vòng hương thảo quanh vườn hoặc ở ban công là yên tâm trong nhà không có muỗi. Đây là loại thuốc đuổi muỗi tự nhiên cực kỳ hiệu quả.
Phong lữ "đuổi muỗi": Cây phong lữ "đuổi muỗi" này thực chất là cây phong lữ hoa hồng (Citronella Geranium) thuộc dòng cây bụi thân thảo, có cấu trúc mọng nước.
Lá của nó tỏa ra một mùi đặc biệt khiến một số người cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, cây cảnh này vẫn được hầu hết mọi người chấp nhận và là khắc tinh của loài muỗi. Đó là vì trong cây có chứa 86% hoạt chất Citral và Geraniol, hai chất này là khắc tinh của muỗi.
Khi nhiệt độ cao vào mùa hè, cây cảnh này phát triển nhanh hơn, có tác dụng đuổi muỗi rất tốt. Loài cây này cũng sống lâu năm, nếu trồng quá 1 năm và để trong nhà vào mùa đông thì cây sẽ lớn hơn và có mùi thơm đậm đà vào năm thứ 2.
Tuy là thân thảo có cấu trúc mọng nước nhưng nếu trồng lâu năm, thân của cây cảnh này sẽ dần hóa gỗ. Cây cảnh này có mùi thơm hoa hồng pha với sả rất nồng nàn và rõ rệt. Trong lá có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau.
Hương thơm ngọt ngào tự nhiên giúp thông mũi, thư giãn tinh thần và giảm stress. Mùi hương trị liệu, tốt cho người bị rối loạn thần kinh, lo âu, nhức đầu.
Là loại cây lành tính, không có độc và phù hợp với nhiều người, cây thu hút nhiều người nhờ vẻ ngoài xanh đẹp, hương thơm mùi mẫn và giá trị dược liệu của nó.
Cây nắp ấm Cây nắp ấm (Nepenthes mirabilis) là loài cây ăn thịt được hầu hết những người cây cảnh ưa thích, lá nào của nó cũng có thể mọc thành lồng, đặc biệt không kén môi trường, nhiều người yêu cây cảnh có thể nuôi trong nhà.
Cây cảnh này có tác dụng đuổi và bắt muỗi hiệu quả. Vào mùa hè, bạn treo vài cây nắp ấm ở ban công, cây sẽ tiết ra một loại chất lỏng ngọt đặc biệt để sâu bọ, ruồi muỗi chui vào và bị dính trong "ấm", trở thành chất dinh dưỡng cho cây.
Bạn cần cho nó hơn 3 đến 8 tiếng ánh sáng phân tán mỗi ngày để cây cảnh có thể phát triển tốt. Ngoài ra, cần chú ý đảm bảo môi trường ấm áp và độ ẩm không khí cao, môi trường cũng cần thông gió tốt, không nên để trong không gian kín. Độ ẩm không khí càng cao thì yêu cầu thông gió càng lớn.
Bạn cũng có thể trồng cây cảnh bẫy kẹp hay còn gọi là cây bắt ruồi (Dionaea muscipula) cũng có thể bắt ruồi mỗi trong nhà. Chiếc kẹp của nó sẽ tiết ra một ít nước mật và sẽ có nhiều bẫy nhỏ, khép lại nhanh chóng bất cứ khi nào một con bọ kích hoạt bẫy và các răng cưa ở mép bẫy sẽ ngăn không cho bọ thoát ra ngoài.
Cây ngải cứu: Ngải cứu là cây thảo dược lâu năm, thường mọc hoang ở các vùng quê, có vai trò cực kỳ to lớn trong đời sống. Loại cỏ này là một dược liệu quý trong y học. Ngải cứu cũng được sử dụng nhiều làm thuốc xoa, thuốc xông hơi chữa đau lưng, cổ vai gáy hay thư giãn.
Ngải cứu là một loại cỏ dại rất phổ biến ở các vùng nông thôn nhưng hiện nay đã được nhiều người sử dụng làm món ăn như gà tần, trứng tráng ngải cứu, trứng vịt lộn ngải cứu...
Một công dụng ít người biết, ngải cứu là bảo bối để đuổi muỗi. Ngày xưa, người ta thướng đốt ngải cứu, tạo thành khói để đuổi muỗi rất hiệu quả. Ngải cứu sinh trưởng rất mạnh, nhà có sân thì trồng vài cây, năm thứ 2 chúng sinh sản nhiều, nhà không có sân thì trồng vài cây trong chậu hoa.
Cây bạc hà: Lá bạc hà có mùi thơm thoang thoảng, được mọi người vô cùng yêu thích, thường được dùng làm thực phẩm hoặc làm chất tạo mùi cho kem đánh răng, kẹo cao su, trà...
Có rất nhiều loại bạc hà, hầu hết đều chứa dầu bạc hà, có mùi thơm nồng, sẽ mang lại hơi thở mát mẻ cho mọi người vào giữa mùa hè. Đắp lá bạc hà lên trán cũng có thể làm mát và giảm nóng.
Bạc hà có mùi thơm mạnh và có thể đuổi muỗi. Để một vài chậu bạc hà trong nhà, muỗi sẽ giảm đi đáng kể. Hơn nữa bạc hà chỉ cần có đất là phát triển điên cuồng. Nếu bạn bị muỗi đốt, hãy dùng lá bạc hà chà xát, vết ngứa sẽ giảm ngay. Với vài chậu bạc hà, bạn có thể có loại rau gia vị ngon, thanh lọc không khí trong nhà và đuổi được muỗi. Thật là 1 mũi tên trúng 3-4 đích.