Rừng tảo bẹ: Nhắc đến những khu rừng thường chúng ta sẽ nhận biết một cách dễ dàng bởi chúng lớn mạnh trên các khu vực đất. Thế nhưng không phải khu rừng nào cũng sinh sống và tồn tại trên đất liền, chúng còn có thể phát triển mạnh mẽ và đa dạng dưới nước. Ví dụ nổi bật muốn nói tới ở đây là rừng tảo bẹ có thể tìm thấy ở khắp các đại dương. Rừng cây quiver: Nói đến sa mạc người ta sẽ chỉ nhớ đến vùng đất cằn cỗi không một bóng xanh, con người và thực vật rất khó sinh sống tại đây do thiếu nước và nhiệt cao khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Thế nhưng các nhà khoa học vẫn có thể tìm ra rừng cây quiver giữa sa mạc cằn cỗi. Được biết chúng có tên khoa học là Aloe dichotima, xuất phát là những cành cây rỗng d dược thổ dân địa phương sử dụng làm ống đựng tên. Hiện tại rừng cây này rất thưa thớt, chúng không hề nhiều như những rừng cây thông thường bạn thường thấy ngoài cuộc sống do điều kiện môi trường khắc nghiệt. hiện tại chỉ còn có khoảng 250 cây và đa số chúng có tuổi thọ 200-300 năm. Rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn có nhiều tác dụng hữu ích trong cuộc sống, chúng có thể giúp con người bồi thêm đất. Những loài cây này thường sẽ có rễ cây mọc dưới nước và thân cây vươn cao lên trên mặt nước, chúng được xem như những loài thực vật có lợi cho hệ sinh thái. Rừng ngập mặt thường xuyên có tại các bờ biển và vùng nhiệt đới, ngoài tác dụng bồi đất chúng cũng có khả năng lọc nước muối đặc biệt. Với hệ thống rễ cây chắc chắn cắm sâu dưới biển, chúng có thể vững vàng phát triển trước những biến động của đại dương. Rừng chìm hồ Kaindy: Khu rừng này từng ở trên cạn, thế nhưng từ năm 1911 một trận động đất đã khiến con dốc xung quanh sạt lở, nó thành thành con đập lưu trữ nước mưa. Giữa hồ nước sâu 396m, những loài cây từng mọc tại đây đương nhiên ngập trong nước. Qua nhiều năm các loài cây chết dần do úng nước, chỉ còn là những cọc gỗ, thế nhưng hệ thực vật tại đây vẫn phát triển và vô cùng phong phú.
Rừng tảo bẹ: Nhắc đến những khu rừng thường chúng ta sẽ nhận biết một cách dễ dàng bởi chúng lớn mạnh trên các khu vực đất. Thế nhưng không phải khu rừng nào cũng sinh sống và tồn tại trên đất liền, chúng còn có thể phát triển mạnh mẽ và đa dạng dưới nước. Ví dụ nổi bật muốn nói tới ở đây là rừng tảo bẹ có thể tìm thấy ở khắp các đại dương.
Rừng cây quiver: Nói đến sa mạc người ta sẽ chỉ nhớ đến vùng đất cằn cỗi không một bóng xanh, con người và thực vật rất khó sinh sống tại đây do thiếu nước và nhiệt cao khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Thế nhưng các nhà khoa học vẫn có thể tìm ra rừng cây quiver giữa sa mạc cằn cỗi. Được biết chúng có tên khoa học là Aloe dichotima, xuất phát là những cành cây rỗng d dược thổ dân địa phương sử dụng làm ống đựng tên. Hiện tại rừng cây này rất thưa thớt, chúng không hề nhiều như những rừng cây thông thường bạn thường thấy ngoài cuộc sống do điều kiện môi trường khắc nghiệt. hiện tại chỉ còn có khoảng 250 cây và đa số chúng có tuổi thọ 200-300 năm.
Rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn có nhiều tác dụng hữu ích trong cuộc sống, chúng có thể giúp con người bồi thêm đất. Những loài cây này thường sẽ có rễ cây mọc dưới nước và thân cây vươn cao lên trên mặt nước, chúng được xem như những loài thực vật có lợi cho hệ sinh thái. Rừng ngập mặt thường xuyên có tại các bờ biển và vùng nhiệt đới, ngoài tác dụng bồi đất chúng cũng có khả năng lọc nước muối đặc biệt. Với hệ thống rễ cây chắc chắn cắm sâu dưới biển, chúng có thể vững vàng phát triển trước những biến động của đại dương.
Rừng chìm hồ Kaindy: Khu rừng này từng ở trên cạn, thế nhưng từ năm 1911 một trận động đất đã khiến con dốc xung quanh sạt lở, nó thành thành con đập lưu trữ nước mưa. Giữa hồ nước sâu 396m, những loài cây từng mọc tại đây đương nhiên ngập trong nước. Qua nhiều năm các loài cây chết dần do úng nước, chỉ còn là những cọc gỗ, thế nhưng hệ thực vật tại đây vẫn phát triển và vô cùng phong phú.