Nhà nghiên cứu người Hồ Nam, Lưu Hồng Phu cho biết Thủ thuật trong giới trộm mộ có thể tóm gọn trong 4 từ: "xem, ngửi, hỏi và bắt". Xem ở đây chính là xem phong thuỷ.Những tên mộ tặc cổ đại thường là bậc thầy về phong thủy. Mối liên hệ giữa trộm mộ và phong thủy nằm ở chỗ những ngôi mộ lớn (thường là của các bậc vua chúa, quý tộc) luôn được nghiên cứu kỹ càng về địa thế để chủ mộ được an tâm yên nghỉ và để lại phúc phần cho con cháu đời sau.Kẻ trộm sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các loại sách phong thủy để tìm đến những nơi có vị trí đắc địa, với hy vọng phát hiện một lăng mộ giá trị. Ngoài xem phong thủy, những kẻ mộ tặc còn học nằm lòng một mánh khóe gọi là xem đất.Đất được phân ra làm ba loại: Đất chín, đất sống (hay còn gọi là đất hoa) và đất chết. Đất chết là loại đất thô tự nhiên chưa từng bị xáo trộn nên cấu trúc chắc chắn ổn định, màu sắc đồng nhất; đất sống lại là đất đã bị đào trộn bởi con người nên kết cấu lỏng hơn còn đất chín là thứ đất được hấp chín hoặc xào qua lửa để tránh có dại mọc.Đất chín không dễ thấm hút nước, khi phơi nắng lại khô rất nhanh, vì vậy sau khi trời mưa, mộ tặc thường đi kiểm tra độ ẩm của vùng đất xung quanh, nơi khô ráo đầu tiên rất có thể là vị trí mộ cổ. Những vùng đất có lăng tẩm cũng thường ít cỏ dại, cây cối dễ bị khô héo hơn.Ngửi ở đây chính là lấy một nắm đất ngửi thử, những nơi đặt mộ thường có mùi đất sét trắng. Những tên trộm giỏi thường có khứu giác cực kỳ nhạy bén.Mánh khoé tiếp theo là hỏi, những tên trộm mộ thường lân la nói chuyện lịch sử với những người già trong vùng rồi từ từ chuyển hướng sang chuyện những ngôi mộ cổ. Muốn biết thông tin về mộ thì đều phải có tài ăn nói, lấy được lòng tin của đối phương.Cuối cùng là bắt - một thủ thuật đặc biệt, có thể hiểu theo 2 tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất là chỉ việc sau khi định vị mộ cổ, mộ tặc phải tìm được cách đào hố để mở ra con đường ngắn nhất vào trong.Kỹ thuật này không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm phong phú mà còn cần có đầu óc linh hoạt, nhạy bén. Những kẻ trộm khôn khéo thường dựa theo hướng của địa hình để "bắt mạch" vị trí của quan tài.Tầng nghĩa thứ hai đề cập đến việc kẻ trộm khi đã trèo được vào trong cần phải khéo léo "bắt mạch" cho chủ mộ. Từ đầu đến chân chủ mộ đều phải khám xét kỹ càng để không lấy thiếu món bảo vật nào.Mộ tặc là công việc bẩn thỉu, nguy hiểm, yêu cầu người làm phải chui trong những đường hầm nhỏ hẹp, hít thở không khí ô nhiễm, đồng thời trong khi làm còn nơm nớp lo sợ bị phát hiện.Sau khi thành công, các vật phẩm lấy được phải thông qua tầng lớp trung gian hoạt động bí mật rồi mới đến được tay các nhà sưu tầm hoặc các bảo tàng cho nên mộ tặc thường bị người trung gian ăn chặn, giá cả thực sự của đồ vật mình lấy được cũng không được biết.Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Nhà nghiên cứu người Hồ Nam, Lưu Hồng Phu cho biết Thủ thuật trong giới trộm mộ có thể tóm gọn trong 4 từ: "xem, ngửi, hỏi và bắt". Xem ở đây chính là xem phong thuỷ.
Những tên mộ tặc cổ đại thường là bậc thầy về phong thủy. Mối liên hệ giữa trộm mộ và phong thủy nằm ở chỗ những ngôi mộ lớn (thường là của các bậc vua chúa, quý tộc) luôn được nghiên cứu kỹ càng về địa thế để chủ mộ được an tâm yên nghỉ và để lại phúc phần cho con cháu đời sau.
Kẻ trộm sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các loại sách phong thủy để tìm đến những nơi có vị trí đắc địa, với hy vọng phát hiện một lăng mộ giá trị. Ngoài xem phong thủy, những kẻ mộ tặc còn học nằm lòng một mánh khóe gọi là xem đất.
Đất được phân ra làm ba loại: Đất chín, đất sống (hay còn gọi là đất hoa) và đất chết. Đất chết là loại đất thô tự nhiên chưa từng bị xáo trộn nên cấu trúc chắc chắn ổn định, màu sắc đồng nhất; đất sống lại là đất đã bị đào trộn bởi con người nên kết cấu lỏng hơn còn đất chín là thứ đất được hấp chín hoặc xào qua lửa để tránh có dại mọc.
Đất chín không dễ thấm hút nước, khi phơi nắng lại khô rất nhanh, vì vậy sau khi trời mưa, mộ tặc thường đi kiểm tra độ ẩm của vùng đất xung quanh, nơi khô ráo đầu tiên rất có thể là vị trí mộ cổ. Những vùng đất có lăng tẩm cũng thường ít cỏ dại, cây cối dễ bị khô héo hơn.
Ngửi ở đây chính là lấy một nắm đất ngửi thử, những nơi đặt mộ thường có mùi đất sét trắng. Những tên trộm giỏi thường có khứu giác cực kỳ nhạy bén.
Mánh khoé tiếp theo là hỏi, những tên trộm mộ thường lân la nói chuyện lịch sử với những người già trong vùng rồi từ từ chuyển hướng sang chuyện những ngôi mộ cổ. Muốn biết thông tin về mộ thì đều phải có tài ăn nói, lấy được lòng tin của đối phương.
Cuối cùng là bắt - một thủ thuật đặc biệt, có thể hiểu theo 2 tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất là chỉ việc sau khi định vị mộ cổ, mộ tặc phải tìm được cách đào hố để mở ra con đường ngắn nhất vào trong.
Kỹ thuật này không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm phong phú mà còn cần có đầu óc linh hoạt, nhạy bén. Những kẻ trộm khôn khéo thường dựa theo hướng của địa hình để "bắt mạch" vị trí của quan tài.
Tầng nghĩa thứ hai đề cập đến việc kẻ trộm khi đã trèo được vào trong cần phải khéo léo "bắt mạch" cho chủ mộ. Từ đầu đến chân chủ mộ đều phải khám xét kỹ càng để không lấy thiếu món bảo vật nào.
Mộ tặc là công việc bẩn thỉu, nguy hiểm, yêu cầu người làm phải chui trong những đường hầm nhỏ hẹp, hít thở không khí ô nhiễm, đồng thời trong khi làm còn nơm nớp lo sợ bị phát hiện.
Sau khi thành công, các vật phẩm lấy được phải thông qua tầng lớp trung gian hoạt động bí mật rồi mới đến được tay các nhà sưu tầm hoặc các bảo tàng cho nên mộ tặc thường bị người trung gian ăn chặn, giá cả thực sự của đồ vật mình lấy được cũng không được biết.