Lăng của Từ Hy Thái hậu qua 13 năm xây dựng với hao phí lên tới hàng triệu vạn lượng bạc, được xưng là "Kim-Mộc-Thạch tam tuyệt". Riêng số vàng lá dùng đắp trong ba đại điện của Từ lăng đã là 4.592 lượng vàng. Tổng cộng có 2.400 con rồng vàng và 64 chiếc cột chạm trổ hình rồng, dơi đều thếp vàng thật.Những rường cột trong đại điện đều làm bằng loại gỗ thượng phẩm: gỗ lê hoa vàng. Loại gỗ này nay đã gần như tuyệt tích, rất rắn chắc, vân gỗ dày mà đẹp, giá có thể nói là "tấc gỗ, tấc vàng". Riêng quan tài của Từ Hy được chế từ thứ gỗ quý hơn nữa: Nam mộc tơ vàng.Tất cả đá dùng trong lăng mộ Từ Hy đều là loại Hán bạch ngọc thượng phẩm, được điêu khắc cực kỳ tinh xảo. Ngày 4/7/1928, thuộc hạ của Tôn Điện Anh là Đàm Ôn Giang và Hàn Đại Bảo đưa công binh đến khai quật lăng mộ của Từ Hy Thái hậu, được gọi là Phổ Đà Dụ Định Đông lăng.Nhưng khi vừa mở áo quan thì tất cả những kẻ mộ tặc đều phải thất kinh khi thi thể của Từ Hy Thái hậu không hề bị thối rữa mà vẫn còn nguyên vẹn trên tấm nệm dệt gấm bằng sợi tơ vàng, khảm hàng nghìn viên ngọc trai.Từ Hy Thái hậu nổi tiếng trong lịch sử bởi độ "chịu chơi" cũng như thói quen sống xa xỉ bậc nhất của mình. Thi thể của bà sau khi qua đời đã được ướp với những nguyên liệu bí truyền và chôn cất cùng với vô số châu báu.Bà từng uống sữa người, tẩy da chết bằng hàng chục chiếc khăn tắm một lần, rửa mặt với bột ngọc trai quý giá để duy trì được sắc đẹp... Chiếc gối ngủ của Từ Hy Thái hậu được làm từ hoa cúc phơi khô và thảo dược quý hiếm.Ngoài chiếc gối được thêu hoa tinh xảo, nhờ lõi ruột cao cấp được làm từ hoa cúc mà chiếc gối này có mùi thơm vô cùng dễ chịu, có tác dụng an thần và trị khó ngủ, lưu thông khí huyết.Không dừng lại ở những vật dụng xa hoa và đắt tiền, người phụ nữ quyền lực của triều Thanh còn có thói quen khi đi ngủ đó là dùng hương liệu để giúp giấc ngủ trở nên êm ái và dễ chịu, giải tỏa được căng thẳng. Cũng chính vì lý do này mà trên giường của bà thường được bao phủ bởi nhiều mùi thơm từ tàng hồng hoa, bạc hà, đinh hương, tử lan hương, long tiên hương...Tương truyền rằng, khi cạy viên dạ minh châu trong miệng Từ Hy ra, thì qua vài giờ đồng hồ, da thịt xác chết trở nên biến dạng, để qua vài ngày thì khô quắt như xác chết lâu ngày.Trong miệng Từ Hy ngậm một viên minh châu, tương truyền có thể phát sáng trong đêm từ ngoài 100 bước; trên cổ đeo 3 xâu chuỗi, trong đó 2 chuỗi bằng trân châu, 1 chuỗi bằng hồng bảo thạch; mình mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng; tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc.Vào năm 1983, chính phủ Trung Quốc thành lập một tổ công tác gồm 13 người, nhiệm vụ chính của họ là tu bổ lại di hài cũng như khu lăng mộ của Từ Hy Thái Hậu.Lần mở quan tài này cũng giống như lần đầu tiên, sử gia Trung Quốc Ninh Ngọc Phúc, người đứng đầu tổ công tác, cho biết: " Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy một thứ ánh sáng chói lòa phát ra từ quan tài, hết thảy các nhà khoa học hiện diện tại đó đều tròn xoe mắt ngỡ ngàng. Thật kỳ lạ là di thể của Từ Hy Thái Hậu dù bị xâm phạm nặng nề nhưng vẫn còn nguyên vẹn, dù nước da không còn tươi nữa".Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Lăng của Từ Hy Thái hậu qua 13 năm xây dựng với hao phí lên tới hàng triệu vạn lượng bạc, được xưng là "Kim-Mộc-Thạch tam tuyệt". Riêng số vàng lá dùng đắp trong ba đại điện của Từ lăng đã là 4.592 lượng vàng. Tổng cộng có 2.400 con rồng vàng và 64 chiếc cột chạm trổ hình rồng, dơi đều thếp vàng thật.
Những rường cột trong đại điện đều làm bằng loại gỗ thượng phẩm: gỗ lê hoa vàng. Loại gỗ này nay đã gần như tuyệt tích, rất rắn chắc, vân gỗ dày mà đẹp, giá có thể nói là "tấc gỗ, tấc vàng". Riêng quan tài của Từ Hy được chế từ thứ gỗ quý hơn nữa: Nam mộc tơ vàng.
Tất cả đá dùng trong lăng mộ Từ Hy đều là loại Hán bạch ngọc thượng phẩm, được điêu khắc cực kỳ tinh xảo. Ngày 4/7/1928, thuộc hạ của Tôn Điện Anh là Đàm Ôn Giang và Hàn Đại Bảo đưa công binh đến khai quật lăng mộ của Từ Hy Thái hậu, được gọi là Phổ Đà Dụ Định Đông lăng.
Nhưng khi vừa mở áo quan thì tất cả những kẻ mộ tặc đều phải thất kinh khi thi thể của Từ Hy Thái hậu không hề bị thối rữa mà vẫn còn nguyên vẹn trên tấm nệm dệt gấm bằng sợi tơ vàng, khảm hàng nghìn viên ngọc trai.
Từ Hy Thái hậu nổi tiếng trong lịch sử bởi độ "chịu chơi" cũng như thói quen sống xa xỉ bậc nhất của mình. Thi thể của bà sau khi qua đời đã được ướp với những nguyên liệu bí truyền và chôn cất cùng với vô số châu báu.
Bà từng uống sữa người, tẩy da chết bằng hàng chục chiếc khăn tắm một lần, rửa mặt với bột ngọc trai quý giá để duy trì được sắc đẹp... Chiếc gối ngủ của Từ Hy Thái hậu được làm từ hoa cúc phơi khô và thảo dược quý hiếm.
Ngoài chiếc gối được thêu hoa tinh xảo, nhờ lõi ruột cao cấp được làm từ hoa cúc mà chiếc gối này có mùi thơm vô cùng dễ chịu, có tác dụng an thần và trị khó ngủ, lưu thông khí huyết.
Không dừng lại ở những vật dụng xa hoa và đắt tiền, người phụ nữ quyền lực của triều Thanh còn có thói quen khi đi ngủ đó là dùng hương liệu để giúp giấc ngủ trở nên êm ái và dễ chịu, giải tỏa được căng thẳng. Cũng chính vì lý do này mà trên giường của bà thường được bao phủ bởi nhiều mùi thơm từ tàng hồng hoa, bạc hà, đinh hương, tử lan hương, long tiên hương...
Tương truyền rằng, khi cạy viên dạ minh châu trong miệng Từ Hy ra, thì qua vài giờ đồng hồ, da thịt xác chết trở nên biến dạng, để qua vài ngày thì khô quắt như xác chết lâu ngày.
Trong miệng Từ Hy ngậm một viên minh châu, tương truyền có thể phát sáng trong đêm từ ngoài 100 bước; trên cổ đeo 3 xâu chuỗi, trong đó 2 chuỗi bằng trân châu, 1 chuỗi bằng hồng bảo thạch; mình mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng; tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc.
Vào năm 1983, chính phủ Trung Quốc thành lập một tổ công tác gồm 13 người, nhiệm vụ chính của họ là tu bổ lại di hài cũng như khu lăng mộ của Từ Hy Thái Hậu.
Lần mở quan tài này cũng giống như lần đầu tiên, sử gia Trung Quốc Ninh Ngọc Phúc, người đứng đầu tổ công tác, cho biết: " Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy một thứ ánh sáng chói lòa phát ra từ quan tài, hết thảy các nhà khoa học hiện diện tại đó đều tròn xoe mắt ngỡ ngàng. Thật kỳ lạ là di thể của Từ Hy Thái Hậu dù bị xâm phạm nặng nề nhưng vẫn còn nguyên vẹn, dù nước da không còn tươi nữa".