1. Cá mập ma: Trông giống như những bóng ma kỳ lạ, nên những con cá mập khó nắm bắt này đôi khi được gọi là "cá mập ma". Theo một kỹ thuật viên nghiên cứu cấp cao tại MBARI cho biết điều kỳ lạ là cơ quan giống như chiếc gậy trên đỉnh đầu của con đực. Cơ quan này được sử dụng để định vị con cái trong khi giao cấu. 2. Cá mập yêu tinh: Đây là loài cá mập có hình dáng vô cùng kỳ dị. Chúng là loài cá mập duy nhất có màu hồng, với một cái mũi khoằm giống mỏ chim và phần sừng dài trên đầu. 3. Cá mập sừng: Là loài cá mập nhỏ, yêu thích sự yên tĩnh, cá mập sừng dành cả ngày để ẩn náu trong các khe đá ở vùng nước sâu dưới 12 mét. Chúng bơi lội vụng về, và đôi khi chúng còn dùng vây để bò dọc theo tảng đá thay vì bơi. Điều này có hiệu quả với chúng, vì chúng ăn chủ yếu là động vật thân mềm và da gai như nhím biển. Cá mập sừng còn nổi bật bởi những chiếc gai sắc nhọn mọc trên lưng của chúng từ lúc mới sinh, bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi. 4. Cá mập Helicoprion: Theo National Geographic, những con cá mập dài tới 7,6 m này không có răng hàm trên, để không cản trở việc sắp xếp của hàm răng lưỡi cưa bên dưới. Nghiên cứu nhận định sự sắp xếp răng cưa của cá mập cũng cho thấy Helicoprion có khả năng không phải là cá mập về mặt kỹ thuật, mà là họ hàng gần của cá mập được gọi là cá chuột. 5. Cá mập lồng đèn “ninja”: Có kích thước nhỏ, chỉ dài khoảng 0,5 m, cá mập lồng đèn “ninja” sống ở ngoài khơi Trung Mỹ. Nhà nghiên cứu Vicky Vásquez đã chọn cái tên “ninja” sau khi những cậu em họ của cô gợi ý rằng làn da đen bóng mượt và sự phát quang sinh học nhẹ của cá mập khiến họ liên tưởng đến một "siêu nhẫn giả." 6. Cá mập một mắt: Tiến sĩ Galván Magaña cho biết, con cá mập một mắt mắc những dị tật khác, như chứng bạch tạng, không có lỗ mũi, một chiếc bướu ở mũi và xương sống bị biến dạng. Những dị tật này ở cá mập được các nhà khoa học phỏng đoán không liên quan tới vấn đề ô nhiễm môi trường. 7. Cá mập mặt lợn: Những con cá mập này không chỉ có mõm dẹt, giống như lợn, chúng còn gầm gừ như lợn khi được kéo lên khỏi mặt nước. Vì lý do đó, những người đánh bắt cá ở Địa Trung Hải thường gọi chúng là “cá lợn”. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, đây là loài "dễ bị tổn thương". 8. Cá mập “phình to”: Cá mập phình thường hút một lượng nước biển khổng lồ để phình to gấp đôi kích thước bình thường của chúng. Điều này giúp chúng đe dọa những kẻ săn mồi hoặc khiến những kẻ săn mồi không thể kéo chúng ra khỏi những khe đá mà chúng ẩn náu. 9. Cá mập Phoebodus: Những chiếc vảy cá mập đầu tiên từng được tìm thấy có niên đại cách đây 450 triệu năm. Vì vậy, loài cá mập này đã xuất hiện khá sớm. Cá mập Phoebodus có hàm răng ba khía, cơ thể giống lươn và mõm dài, và có thể trông hơi giống cá mập xếp nếp hiện đại. 10. Cá mập voi: Tên gọi của loài cá mập này do phần mõm của chúng có hình dạng giống vòi voi. Phần mõm này như một cần ăng ten, giúp chúng tìm thấy chuyển động của những con mồi là động vật thân mềm và động vật có vỏ ở đáy biển. Cá mập voi thường được tìm thấy trong các vùng biển thềm lục địa của Úc và New Zealand. 11. Cá mập đèn lồng: Cá mập đèn lồng được phát hiện vào năm 1986 với bộ hàm tam giác vô cùng kỳ lạ. Ngoại hình của chúng dị đến nỗi được gọi là cá mập ngoài hành tinh. Ngoài ra, cá mập đèn lồng có thể phát sáng. Các cơ quan phát quang sinh học được gọi là tế bào quang điện nằm bên dưới mặt dưới của những con cá mập này. 12. Cá mập túi: Những con cá mập này không chỉ nhỏ bé đến mức nằm gọn trong lòng bàn tay, mà còn có hình dạng giống như những con cá nhà táng nhỏ bé, dễ thương. Loài cá mập này có một cái lỗ hình túi gần vây ngực của chúng, được sử dụng để bài tiết pheromone hoặc chất lỏng phát quang sinh học. 13. Cá mập đại bàng: 93 triệu năm trước, ở vùng đất ngày nay là Mexico, cá mập đại bàng lướt qua biển với những chiếc vây giống như đôi cánh. Loài cá mập này chiều ngang dài 1,9 m, rộng hơn so với chiều dài của chúng, vì chúng có chiều dài là 1,65 m. 14. Cá mập bụng phát sáng: Những con cá mập này thường dài không quá 60 cm, vì vậy chúng dễ bị tổn thương trước những kẻ săn mồi lớn hơn. Những chiếc gai sáng lên của chúng có thể cảnh báo những kẻ săn mồi đói rằng chúng là một loài vật khó nuốt. 15. Cá mập Genie: Những con cá mập này là sinh vật nước sâu sống ở Vịnh Mexico và Tây Đại Tây Dương. Cá mập genie nổi tiếng với đôi mắt màu xanh khổng lồ. Đặc điểm này khiến chúng trông giống như những nhân vật anime của Nhật Bản. 16. Cá mập thảm râu rậm: Những sinh vật sống dưới đáy này thuộc họ Orectolobidae, được ngụy trang bằng các hoa văn màu cam sặc sỡ. Phần “râu” chính là các thùy cảm giác nằm dọc theo hàm của chúng. 1 7. Cá mập miệng đen không da: Một con cá mập kỳ lạ không có răng và da được kéo từ Địa Trung Hải vào tháng 7 năm. Loài cá mập miệng đen có kích thước điển hình so với lứa tuổi của nó, có thể dài đến 70 cm, và có một cái bụng no. 18. Cá mập mang xếp: Đây là loài cá mập mang nhiều đặc điểm của loài cá mập thời tiền sử với 6 cặp khe mang. Chúng sống ở vùng biển sâu trên 1500m, dài khoảng 2m và nhìn khá giống một con rắn biển lớn. 19. Cá mập cắt bánh quy: Cá mập cắt bánh quy chỉ dài khoảng 50 cm nhưng chúng rất thích cắn. Sử dụng bộ hàm tròn và đầy răng, những con cá mập này đôi khi gặm nhấm những sinh vật lớn hơn chúng nhiều. Những con cá mập này được đặt tên vì bộ hàm giống như dụng cụ cắt bánh và cho phép cá mập xé những mảng thịt từ con mồi của chúng. 20. Cá mập godzilla: Ba trăm triệu năm trước, cá mập Godzilla đã làm thịt những con cá nhỏ hơn ở nơi mà bây giờ là New Mexico. Loài cá mập cổ đại này có 12 hàng răng sắc như dao cạo và một cặp vây dài 0,8 m, trông giống con thằn lằn trên lưng. Những con cá mập này có thể đã ẩn nấp gần đáy cửa sông và săn các động vật có xương sống nhỏ và động vật giáp xác.
1. Cá mập ma: Trông giống như những bóng ma kỳ lạ, nên những con cá mập khó nắm bắt này đôi khi được gọi là "cá mập ma". Theo một kỹ thuật viên nghiên cứu cấp cao tại MBARI cho biết điều kỳ lạ là cơ quan giống như chiếc gậy trên đỉnh đầu của con đực. Cơ quan này được sử dụng để định vị con cái trong khi giao cấu.
2. Cá mập yêu tinh: Đây là loài cá mập có hình dáng vô cùng kỳ dị. Chúng là loài cá mập duy nhất có màu hồng, với một cái mũi khoằm giống mỏ chim và phần sừng dài trên đầu.
3. Cá mập sừng: Là loài cá mập nhỏ, yêu thích sự yên tĩnh, cá mập sừng dành cả ngày để ẩn náu trong các khe đá ở vùng nước sâu dưới 12 mét. Chúng bơi lội vụng về, và đôi khi chúng còn dùng vây để bò dọc theo tảng đá thay vì bơi. Điều này có hiệu quả với chúng, vì chúng ăn chủ yếu là động vật thân mềm và da gai như nhím biển. Cá mập sừng còn nổi bật bởi những chiếc gai sắc nhọn mọc trên lưng của chúng từ lúc mới sinh, bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi.
4. Cá mập Helicoprion: Theo National Geographic, những con cá mập dài tới 7,6 m này không có răng hàm trên, để không cản trở việc sắp xếp của hàm răng lưỡi cưa bên dưới. Nghiên cứu nhận định sự sắp xếp răng cưa của cá mập cũng cho thấy Helicoprion có khả năng không phải là cá mập về mặt kỹ thuật, mà là họ hàng gần của cá mập được gọi là cá chuột.
5. Cá mập lồng đèn “ninja”: Có kích thước nhỏ, chỉ dài khoảng 0,5 m, cá mập lồng đèn “ninja” sống ở ngoài khơi Trung Mỹ. Nhà nghiên cứu Vicky Vásquez đã chọn cái tên “ninja” sau khi những cậu em họ của cô gợi ý rằng làn da đen bóng mượt và sự phát quang sinh học nhẹ của cá mập khiến họ liên tưởng đến một "siêu nhẫn giả."
6. Cá mập một mắt: Tiến sĩ Galván Magaña cho biết, con cá mập một mắt mắc những dị tật khác, như chứng bạch tạng, không có lỗ mũi, một chiếc bướu ở mũi và xương sống bị biến dạng. Những dị tật này ở cá mập được các nhà khoa học phỏng đoán không liên quan tới vấn đề ô nhiễm môi trường.
7. Cá mập mặt lợn: Những con cá mập này không chỉ có mõm dẹt, giống như lợn, chúng còn gầm gừ như lợn khi được kéo lên khỏi mặt nước. Vì lý do đó, những người đánh bắt cá ở Địa Trung Hải thường gọi chúng là “cá lợn”. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, đây là loài "dễ bị tổn thương".
8. Cá mập “phình to”: Cá mập phình thường hút một lượng nước biển khổng lồ để phình to gấp đôi kích thước bình thường của chúng. Điều này giúp chúng đe dọa những kẻ săn mồi hoặc khiến những kẻ săn mồi không thể kéo chúng ra khỏi những khe đá mà chúng ẩn náu.
9. Cá mập Phoebodus: Những chiếc vảy cá mập đầu tiên từng được tìm thấy có niên đại cách đây 450 triệu năm. Vì vậy, loài cá mập này đã xuất hiện khá sớm. Cá mập Phoebodus có hàm răng ba khía, cơ thể giống lươn và mõm dài, và có thể trông hơi giống cá mập xếp nếp hiện đại.
10. Cá mập voi: Tên gọi của loài cá mập này do phần mõm của chúng có hình dạng giống vòi voi. Phần mõm này như một cần ăng ten, giúp chúng tìm thấy chuyển động của những con mồi là động vật thân mềm và động vật có vỏ ở đáy biển. Cá mập voi thường được tìm thấy trong các vùng biển thềm lục địa của Úc và New Zealand.
11. Cá mập đèn lồng: Cá mập đèn lồng được phát hiện vào năm 1986 với bộ hàm tam giác vô cùng kỳ lạ. Ngoại hình của chúng dị đến nỗi được gọi là cá mập ngoài hành tinh. Ngoài ra, cá mập đèn lồng có thể phát sáng. Các cơ quan phát quang sinh học được gọi là tế bào quang điện nằm bên dưới mặt dưới của những con cá mập này.
12. Cá mập túi: Những con cá mập này không chỉ nhỏ bé đến mức nằm gọn trong lòng bàn tay, mà còn có hình dạng giống như những con cá nhà táng nhỏ bé, dễ thương. Loài cá mập này có một cái lỗ hình túi gần vây ngực của chúng, được sử dụng để bài tiết pheromone hoặc chất lỏng phát quang sinh học.
13. Cá mập đại bàng: 93 triệu năm trước, ở vùng đất ngày nay là Mexico, cá mập đại bàng lướt qua biển với những chiếc vây giống như đôi cánh. Loài cá mập này chiều ngang dài 1,9 m, rộng hơn so với chiều dài của chúng, vì chúng có chiều dài là 1,65 m.
14. Cá mập bụng phát sáng: Những con cá mập này thường dài không quá 60 cm, vì vậy chúng dễ bị tổn thương trước những kẻ săn mồi lớn hơn. Những chiếc gai sáng lên của chúng có thể cảnh báo những kẻ săn mồi đói rằng chúng là một loài vật khó nuốt.
15. Cá mập Genie: Những con cá mập này là sinh vật nước sâu sống ở Vịnh Mexico và Tây Đại Tây Dương. Cá mập genie nổi tiếng với đôi mắt màu xanh khổng lồ. Đặc điểm này khiến chúng trông giống như những nhân vật anime của Nhật Bản.
16. Cá mập thảm râu rậm: Những sinh vật sống dưới đáy này thuộc họ Orectolobidae, được ngụy trang bằng các hoa văn màu cam sặc sỡ. Phần “râu” chính là các thùy cảm giác nằm dọc theo hàm của chúng.
1 7. Cá mập miệng đen không da: Một con cá mập kỳ lạ không có răng và da được kéo từ Địa Trung Hải vào tháng 7 năm. Loài cá mập miệng đen có kích thước điển hình so với lứa tuổi của nó, có thể dài đến 70 cm, và có một cái bụng no.
18. Cá mập mang xếp: Đây là loài cá mập mang nhiều đặc điểm của loài cá mập thời tiền sử với 6 cặp khe mang. Chúng sống ở vùng biển sâu trên 1500m, dài khoảng 2m và nhìn khá giống một con rắn biển lớn.
19. Cá mập cắt bánh quy: Cá mập cắt bánh quy chỉ dài khoảng 50 cm nhưng chúng rất thích cắn. Sử dụng bộ hàm tròn và đầy răng, những con cá mập này đôi khi gặm nhấm những sinh vật lớn hơn chúng nhiều. Những con cá mập này được đặt tên vì bộ hàm giống như dụng cụ cắt bánh và cho phép cá mập xé những mảng thịt từ con mồi của chúng.
20. Cá mập godzilla: Ba trăm triệu năm trước, cá mập Godzilla đã làm thịt những con cá nhỏ hơn ở nơi mà bây giờ là New Mexico. Loài cá mập cổ đại này có 12 hàng răng sắc như dao cạo và một cặp vây dài 0,8 m, trông giống con thằn lằn trên lưng. Những con cá mập này có thể đã ẩn nấp gần đáy cửa sông và săn các động vật có xương sống nhỏ và động vật giáp xác.