Những ghi chép đầu tiên của các chuyên gia về loài chim bồ câu gáy đen là từ năm 1882. Sau đó, chúng "biến mất" khi các nhà khoa học không nhìn thấy con chim bồ câu gáy nào trong suốt nhiều thập kỷ tiếp theo.Sau hơn 140 năm "mất tích", chim bồ câu gáy đen được một nhóm tìm kiếm chim lạc phát hiện ở trên đảo Fergusson, ngoài khơi phía đông Papua New Guinea.Nhóm tìm kiếm chim lạc đã ở trên đảo Fergusso trong suốt một tháng trước khi phát hiện chim bồ câu gáy đen. Vì vậy, họ đã chụp ảnh và quay video về loài chim hiếm gặp này.Các thành viên trong nhóm tìm kiếm chim lạc đã thiết lập 12 bẫy ảnh trên Mt Kilkerran - ngọn núi cao nhất của Fergusson. Đây là lần đầu tiên những bẫy ảnh được đặt trên đảo Fergusson.Nhóm tìm kiếm chim lạc gặp nhiều khó khăn khi bố trí bẫy ảnh do địa hình đồi núi phức tạp ở đảo Fergusson.Doka Nason, thành viên của nhóm thiết lập bẫy ảnh cho biết: "Khi chúng tôi nhìn thấy chim bồ câu gáy đen là vào những giờ cuối cùng của chuyến thám hiểm. Khi xem các bức ảnh, tôi đã vô cùng phấn khích".Phát hiện của nhóm tìm kiếm chim lạc cho thấy chim bồ câu gáy đen có khả năng là loài chim cực kỳ hiếm. Khu rừng gồ ghề và khó tiếp cận nơi họ phát hiện loài chim này có thể là nơi sinh sống cuối cùng của chúng trên đảo Fergusso.Theo các chuyên gia, số lượng cá thể chim bồ câu gáy đen có rất ít và có nguy cơ giảm dần do các hoạt động của con người như nạn chặt phá rừng khiến môi trường sống của chúng bị thu hẹp.Chim bồ câu gáy đen giống chim trĩ về đặc điểm bên ngoài, đặc biệt là đuôi nén sang hai bên và đôi cánh tròn.Loài chim này có đầu, mặt dưới, phía sau và lưng dưới màu đen bóng trong khi đôi cánh ngắn tròn màu nâu. Gáy của chúng có màu trắng, xanh lá cây, xám hoặc đen tùy thuộc vào phân loài.Mời độc giả xem video: Chim bồ câu giá 32 tỷ đồng. Nguồn: THĐT1.
Những ghi chép đầu tiên của các chuyên gia về loài chim bồ câu gáy đen là từ năm 1882. Sau đó, chúng "biến mất" khi các nhà khoa học không nhìn thấy con chim bồ câu gáy nào trong suốt nhiều thập kỷ tiếp theo.
Sau hơn 140 năm "mất tích", chim bồ câu gáy đen được một nhóm tìm kiếm chim lạc phát hiện ở trên đảo Fergusson, ngoài khơi phía đông Papua New Guinea.
Nhóm tìm kiếm chim lạc đã ở trên đảo Fergusso trong suốt một tháng trước khi phát hiện chim bồ câu gáy đen. Vì vậy, họ đã chụp ảnh và quay video về loài chim hiếm gặp này.
Các thành viên trong nhóm tìm kiếm chim lạc đã thiết lập 12 bẫy ảnh trên Mt Kilkerran - ngọn núi cao nhất của Fergusson. Đây là lần đầu tiên những bẫy ảnh được đặt trên đảo Fergusson.
Nhóm tìm kiếm chim lạc gặp nhiều khó khăn khi bố trí bẫy ảnh do địa hình đồi núi phức tạp ở đảo Fergusson.
Doka Nason, thành viên của nhóm thiết lập bẫy ảnh cho biết: "Khi chúng tôi nhìn thấy chim bồ câu gáy đen là vào những giờ cuối cùng của chuyến thám hiểm. Khi xem các bức ảnh, tôi đã vô cùng phấn khích".
Phát hiện của nhóm tìm kiếm chim lạc cho thấy chim bồ câu gáy đen có khả năng là loài chim cực kỳ hiếm. Khu rừng gồ ghề và khó tiếp cận nơi họ phát hiện loài chim này có thể là nơi sinh sống cuối cùng của chúng trên đảo Fergusso.
Theo các chuyên gia, số lượng cá thể chim bồ câu gáy đen có rất ít và có nguy cơ giảm dần do các hoạt động của con người như nạn chặt phá rừng khiến môi trường sống của chúng bị thu hẹp.
Chim bồ câu gáy đen giống chim trĩ về đặc điểm bên ngoài, đặc biệt là đuôi nén sang hai bên và đôi cánh tròn.
Loài chim này có đầu, mặt dưới, phía sau và lưng dưới màu đen bóng trong khi đôi cánh ngắn tròn màu nâu. Gáy của chúng có màu trắng, xanh lá cây, xám hoặc đen tùy thuộc vào phân loài.
Mời độc giả xem video: Chim bồ câu giá 32 tỷ đồng. Nguồn: THĐT1.