1. Sứa không có não. Là 1 trong những loài sinh vật nhuyễn thể đông nhất trên Trái Đất, sứa vốn là loài săn mồi trong suốt, không có xương, không có tim cũng chẳng có máu. Nhưng đặc biệt hơn cả là chúng vốn... không có não. Phải, nếu như bạn bị ai đấy gọi là "đồ con sứa", thì tin tôi đi, đó không phải là lời khen bạn dễ thương đâu, mà là chê đấy.Tuy nhiên, dù không có não, chúng vẫn có hệ thống thần kinh sơ cấp với các cơ quan thụ cảm có khả năng phát hiện ánh sáng, sự dao động và các tạp chất ở trong nước. Những khả năng trên cùng với cảm giác đối với trọng lực giúp cho sứa có thể định hướng và di chuyển trong nước một cách dễ dàng.Đây là điểm chung của hầu hết các loài sứa, nhưng có 1 loài lại tương đối khác biệt với đa số. Đó là loài sứa hộp, khi chúng không những có não, mà chúng còn có hẳn 4 cái.2. Tuổi thọ của sứa. Thông thường, tuổi thọ của loài này chỉ từ vài giờ đến vài tháng. Tuy nhiên, cũng có số ít loài sứa được ghi nhận là có thể sống tới 30 năm.Bên cạnh đó, thế giới còn tồn tại Turritopsis nutricula - loài sứa bất tử. Dựa trên nguyên lý chuyển dịch tế bào, chúng có thể quay ngược vòng đời của chúng từ thời kỳ trưởng thành trở lại thời kỳ sinh vật đơn bào và từ đó lại tiếp tục phát triển.Về mặt lý thuyết thì quá trình này diễn ra vô hạn, và dẫn đến việc loại sứa này bất tử. Tuy nhiên, giới hạn vòng đời của chúng vẫn là 1 bí ẩn, tức là họ vẫn chưa biết nó có thể sống bao lâu trong tự nhiên trước khi quá trình "quay ngược" bắt đầu.3. Sứa là cao thủ dùng độc dưới đại dương. Mặc dù cơ thể sứa rất mỏng manh và yếu ớt, nhưng chúng vẫn có vũ khí tự vệ riêng. Khi bạn chạm phải 1 con sứa, thì những ngòi chích nhỏ xíu nhưng cực kỳ nguy hiểm sẽ cắm vào da bạn và tiết ra chất độc. Thậm chí xúc tu vẫn có thể tiêm chất độc ngay cả khi bị đứt lìa khỏi cơ thể của sứa.Ví dụ điển hình nhất thì có thể nhắc tới loài sứa Irukandji, với lượng độc chất thậm chí còn mạnh hơn nọc rắn hổ mang gấp nhiều lần, tức chỉ cần 1 vết chích thôi, dù không đau nhưng cũng đủ để khiến 1 người trưởng thành mất mạng.4. Loài sứa lớn nhất có xúc tu dài đến 36,6m. Loài sứa bờm sư tử là một trong số những loài sứa lớn nhất. Nó có xúc tu dài đến 36,6m, phần thân hình chuông có thể lớn hơn 2.3m.Sứa bờm sư tử sống ở khắp các đại dương trên toàn thế giới. Thức ăn chủ yếu của nó là cá nhỏ, tôm, và các loài sứa nhỏ khác. Nọc độc của loài sứa này chỉ gây đau đớn nhưng không làm chết người.5. Loài sứa đã xuất hiện trong lòng đại dương từ hơn 650 triệu năm trước, trước cả khi loài khủng long xuất hiện trên trái đất.6. Sứa thường được tìm thấy ở ven các bờ biển. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài sứa sống ở độ sâu tới 9,000m. Trong khi hầu hết các loài sứa thích nước ấm thì một số loài lại sống ở vùng có nhiệt độ cận Bắc Cực.7. Dù sống dưới biển nhưng loài sứa không bơi giỏi. Tuy nhiên, đừng đánh giá sứa là loài chậm chạp. Sean Colin, một nhà sinh thái học tại Đại học Roger Williams, Đảo Rhode, cho hay, một cú đốt của sứa là “một trong những quá trình nhanh nhất trong giới sinh học”.8. Sứa sinh sản bằng cách giao phối và cả sinh sản vô tính. Sứa đực và sứa cái được phân biệt một cách rõ ràng, mặc dù người ta cũng tìm thấy những con sứa lưỡng tính.9. Sứa là động vật ăn thịt nhưng thụ động. Chúng ăn các loài giáp xác, sinh vật phù du, trứng cá, các con cá nhỏ hay thậm chí là những con sứa khác. Chúng ăn thông qua ống miệng nằm giữa cơ thể chúng.10. Tên có chữ cá, nhưng không phải cá. Trong tiếng Anh, sứa được gọi là jellyfish, nhưng sứa không phải cá (fish). Theo phân loại, sức vốn là loài nhuyễn thể, là sinh vật phù du thuộc hệ Cnidaria (gồm những loài có hình dạng xương quay với tâm đối xứng như thủy tức, hải quỳ và san hô), và lớp Scyphoza. Do đó, một số hồ thủy sinh đang cố gắng phổ biến các thuật ngữ "jellies" hay “sea jellies” thay cho "jellyfish" để tránh gây hiểu nhầm về bản chất của loài này.Mời quý độc giả xem video: Thế giới động vật - Bọ ngựa. Nguồn: VTV2.
1. Sứa không có não. Là 1 trong những loài sinh vật nhuyễn thể đông nhất trên Trái Đất, sứa vốn là loài săn mồi trong suốt, không có xương, không có tim cũng chẳng có máu. Nhưng đặc biệt hơn cả là chúng vốn... không có não. Phải, nếu như bạn bị ai đấy gọi là "đồ con sứa", thì tin tôi đi, đó không phải là lời khen bạn dễ thương đâu, mà là chê đấy.
Tuy nhiên, dù không có não, chúng vẫn có hệ thống thần kinh sơ cấp với các cơ quan thụ cảm có khả năng phát hiện ánh sáng, sự dao động và các tạp chất ở trong nước. Những khả năng trên cùng với cảm giác đối với trọng lực giúp cho sứa có thể định hướng và di chuyển trong nước một cách dễ dàng.
Đây là điểm chung của hầu hết các loài sứa, nhưng có 1 loài lại tương đối khác biệt với đa số. Đó là loài sứa hộp, khi chúng không những có não, mà chúng còn có hẳn 4 cái.
2. Tuổi thọ của sứa. Thông thường, tuổi thọ của loài này chỉ từ vài giờ đến vài tháng. Tuy nhiên, cũng có số ít loài sứa được ghi nhận là có thể sống tới 30 năm.
Bên cạnh đó, thế giới còn tồn tại Turritopsis nutricula - loài sứa bất tử. Dựa trên nguyên lý chuyển dịch tế bào, chúng có thể quay ngược vòng đời của chúng từ thời kỳ trưởng thành trở lại thời kỳ sinh vật đơn bào và từ đó lại tiếp tục phát triển.
Về mặt lý thuyết thì quá trình này diễn ra vô hạn, và dẫn đến việc loại sứa này bất tử. Tuy nhiên, giới hạn vòng đời của chúng vẫn là 1 bí ẩn, tức là họ vẫn chưa biết nó có thể sống bao lâu trong tự nhiên trước khi quá trình "quay ngược" bắt đầu.
3. Sứa là cao thủ dùng độc dưới đại dương. Mặc dù cơ thể sứa rất mỏng manh và yếu ớt, nhưng chúng vẫn có vũ khí tự vệ riêng. Khi bạn chạm phải 1 con sứa, thì những ngòi chích nhỏ xíu nhưng cực kỳ nguy hiểm sẽ cắm vào da bạn và tiết ra chất độc. Thậm chí xúc tu vẫn có thể tiêm chất độc ngay cả khi bị đứt lìa khỏi cơ thể của sứa.
Ví dụ điển hình nhất thì có thể nhắc tới loài sứa Irukandji, với lượng độc chất thậm chí còn mạnh hơn nọc rắn hổ mang gấp nhiều lần, tức chỉ cần 1 vết chích thôi, dù không đau nhưng cũng đủ để khiến 1 người trưởng thành mất mạng.
4. Loài sứa lớn nhất có xúc tu dài đến 36,6m. Loài sứa bờm sư tử là một trong số những loài sứa lớn nhất. Nó có xúc tu dài đến 36,6m, phần thân hình chuông có thể lớn hơn 2.3m.
Sứa bờm sư tử sống ở khắp các đại dương trên toàn thế giới. Thức ăn chủ yếu của nó là cá nhỏ, tôm, và các loài sứa nhỏ khác. Nọc độc của loài sứa này chỉ gây đau đớn nhưng không làm chết người.
5. Loài sứa đã xuất hiện trong lòng đại dương từ hơn 650 triệu năm trước, trước cả khi loài khủng long xuất hiện trên trái đất.
6. Sứa thường được tìm thấy ở ven các bờ biển. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài sứa sống ở độ sâu tới 9,000m. Trong khi hầu hết các loài sứa thích nước ấm thì một số loài lại sống ở vùng có nhiệt độ cận Bắc Cực.
7. Dù sống dưới biển nhưng loài sứa không bơi giỏi. Tuy nhiên, đừng đánh giá sứa là loài chậm chạp. Sean Colin, một nhà sinh thái học tại Đại học Roger Williams, Đảo Rhode, cho hay, một cú đốt của sứa là “một trong những quá trình nhanh nhất trong giới sinh học”.
8. Sứa sinh sản bằng cách giao phối và cả sinh sản vô tính. Sứa đực và sứa cái được phân biệt một cách rõ ràng, mặc dù người ta cũng tìm thấy những con sứa lưỡng tính.
9. Sứa là động vật ăn thịt nhưng thụ động. Chúng ăn các loài giáp xác, sinh vật phù du, trứng cá, các con cá nhỏ hay thậm chí là những con sứa khác. Chúng ăn thông qua ống miệng nằm giữa cơ thể chúng.
10. Tên có chữ cá, nhưng không phải cá. Trong tiếng Anh, sứa được gọi là jellyfish, nhưng sứa không phải cá (fish). Theo phân loại, sức vốn là loài nhuyễn thể, là sinh vật phù du thuộc hệ Cnidaria (gồm những loài có hình dạng xương quay với tâm đối xứng như thủy tức, hải quỳ và san hô), và lớp Scyphoza. Do đó, một số hồ thủy sinh đang cố gắng phổ biến các thuật ngữ "jellies" hay “sea jellies” thay cho "jellyfish" để tránh gây hiểu nhầm về bản chất của loài này.