Vị vua duy nhất trong lịch sử bị vợ bỏ vì bất lực
Phổ Nghi - hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh là một nhân vật có tầm ảnh hưởng chính trị nhưng cuộc đời của ông là một chuỗi những bị kịch. Ông lên ngôi từ năm 3 tuổi nhưng thời gian trị vì chỉ kéo dài 3 năm đã bị buộc phải thoái vị, 10 tuổi bị đuổi khỏi Tử Cấm Thành. Sau này ông được chính quyền tay sai Nhật ban cho chức "Quốc trưởng Mãn Châu Quốc" nhưng chỉ được tiếng chứ không hề có thực quyền.
Cuộc đời vua Phổ Nghicòn thê thảmhơn nữa khi có cuộc hôn nhân đầy bất hạnh. Phổ Nghi có tới 5 người vợ nhưng ông không hề có một đứa con đẻ. Hoàng hậu Uyển Dung – người vợ đầu tiên ông kết hôn cũng là người được ông yêu thương nhất thậm chí còn “cắm sừng” ông.
Vua Phổ Nghi khi còn trẻ đã bị bất lực.
Hoàng hậu Uyển Dung sau 10 năm kết hôn với vua Phổ Nghi mà vẫn còn "trong trắng".
Nguyên nhân của chứng bất lực
Câu chuyện về vị vua “yếu sinh lý” tới mức bị vợ bỏ được lan truyền khắp thiên hạ vàai cũng thắc mắc lý do tại sao vua Phổ Nghi tuổi còn trẻ lại đã sớm mắc bệnh.
Theo thái giám Tôn Diệu Đình thì căn nguyên có thể đến từ lối sống phóng túng từ khi còn nhỏ tuổi của vua. Ông kể rằng: “Trước kia, thái giám trong cung khi muốn trốn việc thìthường xuyên đưa cung nữ cho Phổ Nghi chơi đùa từ lúc nhà vua mới lên 10. Đến năm 12, 13 tuổi, cơ thể của hoàng đế đã lao lực từ sớm vìphòng the quá độ."
Ngay trong cuốn hồi ký củamình, vua Phổ Nghi cũng viết rằng từ khi mới lên 10 tuổi, ông đã sớm biết được “mùi phụ nữ”. Có những đêm, nhà vua trẻ còn được 2-3 cung nữ hầu hạ. "Sáng hôm sau tỉnh dậy, ta thấy hoa mắt, chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ xung quanh đều ra màu vàng ệch".Đó chính là những lời mà Phổ Nghi viết trong hồi ký của mình.
Thục phi Văn Tú thậm chí còn đề nghị ly hôn với vua Phổ Nghi với lý do yếu sinh lý.
Hậu quả của việc "biết mùi sớm" làPhổ Nghiđã bị yếu sinh lý khi còn rất trẻvà thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc trợ dương. Trong một cuốn sách được xuất bản bởi chuyên gia nghiên cứu lịch sử Thanh triều là Giả Anh Hoa, nhà sử học này đã đưa ra bằng chứng thuyết phục nhất trước tin đồn Phổ Nghi bị yếu sinh lý.
Theo đó, vào năm 1962, khi Phổ Nghi đang điều trị tại Bệnh viện Hiệp Hòa (Bắc Kinh), bệnh lý ghi lại tình trạng của ông có viết rõ: "Bệnh nhân khi lên ngôi Hoàng đế vào 30 năm trước đã bị liệt dương, dù liên tục điều trị nhưng không khả quan. Người bệnh còn có thói quen hút thuốc, đã vài lần kết hôn nhưng không có con…"
Từ những cứ liệu lịch sử này, có thể thấy rằng việc vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh bị yếu sinh lý có lẽ không chỉ là tin đồn.
Quan hệ tình dục sớm nguy hại sức khỏe khôn lường
Thực tế, tình trạng quan hệ tình dục sớm ở trẻ vị thành niên không chỉ diễn ra trong lịch sử. Ngay cả thời hiện đại, ở những quốc gia hay vùng miền còn lạc hậu vẫn duy trì tập tục kết hôn sớm. Và đặc biệt, giới trẻ ngày nay có suy nghĩ thoáng hơn về vấn đề tình dục nên không ít trẻ dù chưa đủ 18 tuổi đã quan hệ. Điều này đặc biệt nguy hại tới tâm sinh lý và sức khỏe của trẻ.
Bởi nam giới dưới 20 tuổi, nữ giới dưới 18 tuổi cơ thể chưa phát triển một cách hoàn thiện, hơn nữa, về mặt tâm lý cũng chưa phát triển ổn định, chưa có sự chuẩn bị về thể chất, tâm lý, kiến thức sinh sản và giới tính nên quan hệ tình dục sớm sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường về sau.
Dù có 5 bà vợ nhưng vì chứng bất lực sớm nên vua Phổ Nghi cuối cùng không có con đẻ.
Đối với nữ, cơ quan sinh dục ở tuổi dậy thì chưa hoàn thiện. Âm hộ và âm đạo rất yếu, tổ chức bề mặt âm đạo mỏng yếu, quan hệ tình dục sớm, không có kiến thức có thể khiến màng trinh rách nghiêm trọng và tổn thương âm đạo, chức năng tự phòng ngừa của âm đạo bị giảm, dễ viêm nhiễm niệu đạo, âm hộ và âm đạo. Ngoài ra, quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai dễ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn.
Việc sinh con khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ dễ gây nguy hiểm cho cả bà mẹ và em bé. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ thiếu niên lên tới 50% và các biến chứng liên quan đến thai kỳ là nguyên nhân gây tử vong thứ hai cho các phụ nữ từ 15-19 tuổi.
Việc kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên khi cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, thiếu hiểu biết, kinh nghiệm và chưa sẵn sàng về mặt tâm sinh lý để mang thai và sinh con đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ, sự phát triển bình thường của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Đây là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, tăng tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản. Hậu quả tảo hôn và mang thai trong lứa tuổi vị thành niên là rất nặng nề, trẻ sinh ra dễ mắc các bệnh mù màu, bạch tạng, da vảy cá, nhất là bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia. Còn với người mẹ, hậu quả về mặt thể chất là rất khó lường...
Đối với nam, quan hệ tình dục sớm hoặc thủ dâm nhiều quá ở lứa tuổi mới lớn cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh, dễ mắc chứng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm và nguy hiểm là mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS. Các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản khuyến cáo tốt nhất không nên quan hệ tình dục trước tuổi 20 đối với nam và trước 18 tuổi đối với nữ.