Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời vào năm 1925, Tưởng Giới Thạch từng có ý định cưới Tống Khánh Linh làm vợ. Khi ấy, Tưởng Giới Thạch cho rằng nếu có thể kết hôn với "Quốc mẫu" Tống Khánh Linh (Tôn Trung Sơn xưng danh là Quốc phụ) thì đồng nghĩa với việc ông sẽ trở thành người kế thừa hợp pháp của Tôn Trung Sơn trong Đảng, là người giám hộ trung thành nhất của chủ nghĩa Tam dân.Theo đó, Tưởng Giới Thạch đã nhờ "anh em tốt" Trương Tĩnh Giang mai mối với Tống Khánh Linh. Sau khi biết ý định của Tưởng Giới Thạch, Tống Khánh Linh ngay lập tức từ chối. Bà biết Tưởng Giới Thạch toan tính điều gì và sẽ được lợi gì từ cuộc hôn nhân với mình.Thất bại trong việc cầu hôn Tống Khánh Linh, Tưởng Giới Thạch quay sang theo đuổi Tống Mỹ Linh - em gái Tống Khánh Linh để đạt được tham vọng chính trị. Đến tháng 12/1927, Tống Mỹ Linh kết hôn với Tưởng Giới Thạch. Nhờ cuộc hôn nhân chính trị này, con đường chính trị của Tưởng Giới Thạch ngày càng rộng mở.Dù đã trở thành em vợ Tống Khánh Linh nhưng Tưởng Giới Thạch không ngần ngại khi đưa tên chị vợ vào danh sách các nhân vật cần ám sát. Danh sách này do đích thân Tưởng Giới Thạch viết vào năm 1949.Đối với Tưởng Giới Thạch, Tống Khánh Linh luôn giữ thành kiến cá nhân và đối lập với ông. Thậm chí, Tưởng Giới Thạch đã tìm nhiều cách để mời Tống Khánh Linh đến Đài Loan thương lượng nhưng đều bất thành.Do đó, Tưởng Giới Thạch viết tên Tống Khánh Linh vào danh sách những người cần ám sát. Danh sách này được Tưởng đưa cho Cục trưởng Cục tình báo Quốc dân đảng Mao Nhân Phụng.Trước đó, cấp dưới của Tưởng Giới Thạch đã trình lên 3 kế hoạch ám sát Tống Khánh Linh - phu nhân của Tôn Trung Sơn. Trong đó, kế hoạch 1 là cử người trà trộn, mua chuộc người thân bên cạnh Tống Khánh Linh rồi chờ đợi thời cơ thích hợp ra tay ám sát.Kế hoạch 2 là dùng "mỹ nam kế" bằng cách cho một điệp viên nam tiếp cận, quyến rũ bảo mẫu họ Lý được Tống Khánh Linh rất tin tưởng rồi tìm cơ hội thực hiện vụ ám sát. Kế hoạch thứ ba là thực hiện vụ ám sát Tống Khánh Linh trong khu vực tô giới Pháp thông qua dàn dựng thành một vụ tai nạn giao thông.Bốn kế hoạch ám sát Tống Khánh Linh của Tưởng Giới Thạch đều lần lượt thất bại. Nguyên do là bởi Tống Khánh Linh thường xuyên thay đổi lịch trình và kịp thời phát hiện những "kẻ đáng ngờ" tiếp cận người thân cận của bà. Nhờ vậy, Tống Khánh Linh vượt qua các vụ ám sát hụt.Thậm chí, Tống Mỹ Linh cũng phát hiện chồng có ý định ám sát chị gái. Theo đó, Tống Mỹ Linh cảnh cáo Tưởng Giới Thạch không được ra tay với Tống Khánh Linh vì bà tuyệt đối không đồng ý. Vì vậy, Tưởng Giới Thạch không thực hiện thêm bất cứ vụ ám sát nào nhằm vào Tống Khánh Linh.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời vào năm 1925, Tưởng Giới Thạch từng có ý định cưới Tống Khánh Linh làm vợ. Khi ấy, Tưởng Giới Thạch cho rằng nếu có thể kết hôn với "Quốc mẫu" Tống Khánh Linh (Tôn Trung Sơn xưng danh là Quốc phụ) thì đồng nghĩa với việc ông sẽ trở thành người kế thừa hợp pháp của Tôn Trung Sơn trong Đảng, là người giám hộ trung thành nhất của chủ nghĩa Tam dân.
Theo đó, Tưởng Giới Thạch đã nhờ "anh em tốt" Trương Tĩnh Giang mai mối với Tống Khánh Linh. Sau khi biết ý định của Tưởng Giới Thạch, Tống Khánh Linh ngay lập tức từ chối. Bà biết Tưởng Giới Thạch toan tính điều gì và sẽ được lợi gì từ cuộc hôn nhân với mình.
Thất bại trong việc cầu hôn Tống Khánh Linh, Tưởng Giới Thạch quay sang theo đuổi Tống Mỹ Linh - em gái Tống Khánh Linh để đạt được tham vọng chính trị. Đến tháng 12/1927, Tống Mỹ Linh kết hôn với Tưởng Giới Thạch. Nhờ cuộc hôn nhân chính trị này, con đường chính trị của Tưởng Giới Thạch ngày càng rộng mở.
Dù đã trở thành em vợ Tống Khánh Linh nhưng Tưởng Giới Thạch không ngần ngại khi đưa tên chị vợ vào danh sách các nhân vật cần ám sát. Danh sách này do đích thân Tưởng Giới Thạch viết vào năm 1949.
Đối với Tưởng Giới Thạch, Tống Khánh Linh luôn giữ thành kiến cá nhân và đối lập với ông. Thậm chí, Tưởng Giới Thạch đã tìm nhiều cách để mời Tống Khánh Linh đến Đài Loan thương lượng nhưng đều bất thành.
Do đó, Tưởng Giới Thạch viết tên Tống Khánh Linh vào danh sách những người cần ám sát. Danh sách này được Tưởng đưa cho Cục trưởng Cục tình báo Quốc dân đảng Mao Nhân Phụng.
Trước đó, cấp dưới của Tưởng Giới Thạch đã trình lên 3 kế hoạch ám sát Tống Khánh Linh - phu nhân của Tôn Trung Sơn. Trong đó, kế hoạch 1 là cử người trà trộn, mua chuộc người thân bên cạnh Tống Khánh Linh rồi chờ đợi thời cơ thích hợp ra tay ám sát.
Kế hoạch 2 là dùng "mỹ nam kế" bằng cách cho một điệp viên nam tiếp cận, quyến rũ bảo mẫu họ Lý được Tống Khánh Linh rất tin tưởng rồi tìm cơ hội thực hiện vụ ám sát. Kế hoạch thứ ba là thực hiện vụ ám sát Tống Khánh Linh trong khu vực tô giới Pháp thông qua dàn dựng thành một vụ tai nạn giao thông.
Bốn kế hoạch ám sát Tống Khánh Linh của Tưởng Giới Thạch đều lần lượt thất bại. Nguyên do là bởi Tống Khánh Linh thường xuyên thay đổi lịch trình và kịp thời phát hiện những "kẻ đáng ngờ" tiếp cận người thân cận của bà. Nhờ vậy, Tống Khánh Linh vượt qua các vụ ám sát hụt.
Thậm chí, Tống Mỹ Linh cũng phát hiện chồng có ý định ám sát chị gái. Theo đó, Tống Mỹ Linh cảnh cáo Tưởng Giới Thạch không được ra tay với Tống Khánh Linh vì bà tuyệt đối không đồng ý. Vì vậy, Tưởng Giới Thạch không thực hiện thêm bất cứ vụ ám sát nào nhằm vào Tống Khánh Linh.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.