Triều đại nhà Thanh đặt ra quy định rõ ràng về việc trang trí hình tượng Phật trên đỉnh triều quan cho Hoàng đế.Các Hoàng đế nhà Thanh không chỉ đội triều quan có hình tượng Phật ở các dịp lễ quan trọng mà ngay cả trong các ngày lên triều bình thường cũng đều phải đội. Hình ảnh một vị tăng nhân thời nhà Thanh đội Ngũ Phật quan (ảnh: Sina).Sau khi nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên, làm chủ giang sơn, các Hoàng đế đã có quy định rõ ràng về triều quan: “Trên đỉnh đính chu vĩ (phần lông mềm và bông xù màu đỏ), phía trước xuyết tượng kim Phật, điểm xuyết mười lăm viên đông châu” (đông châu là một loại trân châu chỉ có tại vùng nước ngọt tại Đông Bắc).Triều quan chia làm hai loại là Đông triều quan và Hạ triều quan.Đông triều quan là loại mũ dùng trong mùa đông đi kèm với triều phục mùa đông, được chế từ da Hải Long hoặc chồn đen, bên ngoài phủ một lớp nhung tơ màu đỏ.Còn Hạ triều quan có hình thức như chiếc nón, bên trong là lớp nhung, được chế từ ngọc thảo, cây mây và trúc.Trên đỉnh mũ đặt quan đỉnh, đồ trang trí khảm đá quý, có ba tầng, mỗi tầng có bốn con kim long trong miệng ngậm một hạt đông châu, trên đỉnh đặt một viên đông châu to.Phía trước triều quan đặt một bức tượng Phật nhỏ, xung quanh là 15 viên đông châu.Bức tượng kim Phật thường được cho là tượng Phật A Di Đà, cũng có người nói là Phật Thích Ca Mâu Ni hoặc Đại Nhật Như Lai.Dù là vị tôn Phật nào thì việc đặt tượng Phật lên trên đầu mũ miện của các Hoàng đế cũng là một minh chứng rõ ràng cho tín ngưỡng kính Trời, kính Phật của cổ nhân.Tượng Phật là biểu tượng của Phật giáo, mang ý nghĩa tín ngưỡng và tâm linh, theo đạo Phật. Phật Thích Ca là vị phật chuyên cứu hóa chúng sinh lầm than, phổ độ chúng sinh….Sự hiện diện của tượng Phật mang lại cảm giác hòa bình và thanh thản.>>>Xem thêm video: Nhà vua Thái Lan ban danh hiệu Hoàng hậu cho một nữ tướng (Nguồn: VTV24).
Triều đại nhà Thanh đặt ra quy định rõ ràng về việc trang trí hình tượng Phật trên đỉnh triều quan cho Hoàng đế.
Các Hoàng đế nhà Thanh không chỉ đội triều quan có hình tượng Phật ở các dịp lễ quan trọng mà ngay cả trong các ngày lên triều bình thường cũng đều phải đội. Hình ảnh một vị tăng nhân thời nhà Thanh đội Ngũ Phật quan (ảnh: Sina).
Sau khi nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên, làm chủ giang sơn, các Hoàng đế đã có quy định rõ ràng về triều quan: “Trên đỉnh đính chu vĩ (phần lông mềm và bông xù màu đỏ), phía trước xuyết tượng kim Phật, điểm xuyết mười lăm viên đông châu” (đông châu là một loại trân châu chỉ có tại vùng nước ngọt tại Đông Bắc).
Triều quan chia làm hai loại là Đông triều quan và Hạ triều quan.
Đông triều quan là loại mũ dùng trong mùa đông đi kèm với triều phục mùa đông, được chế từ da Hải Long hoặc chồn đen, bên ngoài phủ một lớp nhung tơ màu đỏ.
Còn Hạ triều quan có hình thức như chiếc nón, bên trong là lớp nhung, được chế từ ngọc thảo, cây mây và trúc.
Trên đỉnh mũ đặt quan đỉnh, đồ trang trí khảm đá quý, có ba tầng, mỗi tầng có bốn con kim long trong miệng ngậm một hạt đông châu, trên đỉnh đặt một viên đông châu to.
Phía trước triều quan đặt một bức tượng Phật nhỏ, xung quanh là 15 viên đông châu.
Bức tượng kim Phật thường được cho là tượng Phật A Di Đà, cũng có người nói là Phật Thích Ca Mâu Ni hoặc Đại Nhật Như Lai.
Dù là vị tôn Phật nào thì việc đặt tượng Phật lên trên đầu mũ miện của các Hoàng đế cũng là một minh chứng rõ ràng cho tín ngưỡng kính Trời, kính Phật của cổ nhân.
Tượng Phật là biểu tượng của Phật giáo, mang ý nghĩa tín ngưỡng và tâm linh, theo đạo Phật. Phật Thích Ca là vị phật chuyên cứu hóa chúng sinh lầm than, phổ độ chúng sinh….
Sự hiện diện của tượng Phật mang lại cảm giác hòa bình và thanh thản.
>>>Xem thêm video: Nhà vua Thái Lan ban danh hiệu Hoàng hậu cho một nữ tướng (Nguồn: VTV24).