Gia tộc Dạng Thức Lôi được đánh giá có ảnh hưởng lớn đến lịch sử kiến trúc ở Trung Quốc. Nguyên do là bởi gia tộc này có truyền thống lâu đời làm nghề kiến trúc. Đặc biệt, gia tộc họ Lôi nổi danh nhờ chuyên thiết kế các công trình cho hoàng tộc nhà Thanh.Cụ thể, gia tộc Dạng Thức Lôi được nhiều người biết đến khi chuyên thiết kế xây dựng các đình đài, lầu cổ có quy mô khủng. Nổi tiếng trong số này là việc gia tộc Dạng Thức Lôi thiết kế, xây dựng, tu sửa nhiều công trình quan trọng của hoàng tộc nhà Thanh thời phong kiến.Theo một số nguồn tin, trong thời gian trị vì, hoàng đế Khang Hy của nhà Thanh đã từng cho tu sửa điện Thái Hòa bên trong Tử Cấm Thành. Trước khi khởi công tu sửa công trình quan trọng trong hoàng cung, triều đình phải làm lễ Lương Điển (lễ thực hiện ráp thanh xà chính trên mái của tòa kiến trúc).Do đó, hoàng đế Khang Hy chủ trì lễ Lương Điển trước sự có mặt của văn võ bá quan trong triều. Sau khi hoàn thành nghi lễ, người thợ đưa thanh xà mới vào vị trí trên mái điện Thái Hòa để thay thế cho cái cũ. Tuy nhiên, khi người thợ ghép vào thì không khớp với khung mái.Lúc ấy, văn võ bá quan và những người thợ làm công việc tu sửa vô cùng sợ hãi vì lo lắng hoàng đế Khang Hy sẽ "nổi trận lôi đình". Trong tình huống đó, một người thợ tên Lôi Phát Đạt đứng ra và cầm trên tay chiếc rìu rồi trèo lên phần mái. Kế đến, người thợ này dùng đôi bàn tay khéo léo đưa thanh xà vào đúng vị trị, khớp với khung mái của điện Thái Hòa.Vua Khang Hy cảm thấy hài lòng nên thưởng cho Lôi Phát Đạt bằng cách cho ông làm quản lý Dạng Thức phòng. Đây là phòng chuyên phụ trách công việc xây dựng trong hoàng cung. Từ đó trở đi, danh xưng “Dạng Thức Lôi” ra đời.Lôi Phát Đạt truyền dạy những kỹ năng hoàn hảo cho con trai là Lôi Kim Ngọc. Nhờ vậy, sau khi kế nghiệp cha, Lôi Kim Ngọc bộc lộ tài năng hơn người và được triều đình, nhà vua giao cho nhiều công việc quan trọng như thiết kế, giám sát việc xây dựng, tu sửa các cung điện, vườn hoa, miếu thờ, lăng tẩm... Trong những thập kỷ tiếp theo, gia tộc Dạng Thức Lôi tiếp tục phục vụ các đời vua tiếp theo cũng như hoàng tộc nhà Thanh.Tuy nhiên, sau Cách mạng Tân Hợi, chế độ phong kiến chấm dứt ở Trung Quốc nên Dạng Thức phòng biến mất. Từ đây, gia tộc Dạng Thức Lôi dần sa sút. Đến đời thứ 8 của Dạng Thức Lôi là Lôi Hiến Thái không có người thừa kế. Do vậy, sau khi Lôi Hiến Thái qua đời, gia tộc Dạng Thức Lôi hiển hách không còn.Dù vậy, gia tộc Dạng Thức Lôi để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Theo ước tính, gia tộc này thiết kế khoảng 1/5 số công trình được công nhận là di sản ở Trung Quốc.Viên Minh Viên, Sướng Xuân Viên, Di Hòa Viên, Thừa Đức Tỵ Thử Sơn Trang, Sùng Lăng, Thanh Đông Lăng và Tây Lăng, Thiên Đàn, Cố Cung, Tam Hải… là những công trình tiêu biểu do gia tộc này phụ trách thiết kế, xây dựng hay tu sửa.Mời độc giả xem video: Sập nhà hàng tại Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng. Nguồn: THĐT1.
Gia tộc Dạng Thức Lôi được đánh giá có ảnh hưởng lớn đến lịch sử kiến trúc ở Trung Quốc. Nguyên do là bởi gia tộc này có truyền thống lâu đời làm nghề kiến trúc. Đặc biệt, gia tộc họ Lôi nổi danh nhờ chuyên thiết kế các công trình cho hoàng tộc nhà Thanh.
Cụ thể, gia tộc Dạng Thức Lôi được nhiều người biết đến khi chuyên thiết kế xây dựng các đình đài, lầu cổ có quy mô khủng. Nổi tiếng trong số này là việc gia tộc Dạng Thức Lôi thiết kế, xây dựng, tu sửa nhiều công trình quan trọng của hoàng tộc nhà Thanh thời phong kiến.
Theo một số nguồn tin, trong thời gian trị vì, hoàng đế Khang Hy của nhà Thanh đã từng cho tu sửa điện Thái Hòa bên trong Tử Cấm Thành. Trước khi khởi công tu sửa công trình quan trọng trong hoàng cung, triều đình phải làm lễ Lương Điển (lễ thực hiện ráp thanh xà chính trên mái của tòa kiến trúc).
Do đó, hoàng đế Khang Hy chủ trì lễ Lương Điển trước sự có mặt của văn võ bá quan trong triều. Sau khi hoàn thành nghi lễ, người thợ đưa thanh xà mới vào vị trí trên mái điện Thái Hòa để thay thế cho cái cũ. Tuy nhiên, khi người thợ ghép vào thì không khớp với khung mái.
Lúc ấy, văn võ bá quan và những người thợ làm công việc tu sửa vô cùng sợ hãi vì lo lắng hoàng đế Khang Hy sẽ "nổi trận lôi đình". Trong tình huống đó, một người thợ tên Lôi Phát Đạt đứng ra và cầm trên tay chiếc rìu rồi trèo lên phần mái. Kế đến, người thợ này dùng đôi bàn tay khéo léo đưa thanh xà vào đúng vị trị, khớp với khung mái của điện Thái Hòa.
Vua Khang Hy cảm thấy hài lòng nên thưởng cho Lôi Phát Đạt bằng cách cho ông làm quản lý Dạng Thức phòng. Đây là phòng chuyên phụ trách công việc xây dựng trong hoàng cung. Từ đó trở đi, danh xưng “Dạng Thức Lôi” ra đời.
Lôi Phát Đạt truyền dạy những kỹ năng hoàn hảo cho con trai là Lôi Kim Ngọc. Nhờ vậy, sau khi kế nghiệp cha, Lôi Kim Ngọc bộc lộ tài năng hơn người và được triều đình, nhà vua giao cho nhiều công việc quan trọng như thiết kế, giám sát việc xây dựng, tu sửa các cung điện, vườn hoa, miếu thờ, lăng tẩm... Trong những thập kỷ tiếp theo, gia tộc Dạng Thức Lôi tiếp tục phục vụ các đời vua tiếp theo cũng như hoàng tộc nhà Thanh.
Tuy nhiên, sau Cách mạng Tân Hợi, chế độ phong kiến chấm dứt ở Trung Quốc nên Dạng Thức phòng biến mất. Từ đây, gia tộc Dạng Thức Lôi dần sa sút. Đến đời thứ 8 của Dạng Thức Lôi là Lôi Hiến Thái không có người thừa kế. Do vậy, sau khi Lôi Hiến Thái qua đời, gia tộc Dạng Thức Lôi hiển hách không còn.
Dù vậy, gia tộc Dạng Thức Lôi để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Theo ước tính, gia tộc này thiết kế khoảng 1/5 số công trình được công nhận là di sản ở Trung Quốc.
Viên Minh Viên, Sướng Xuân Viên, Di Hòa Viên, Thừa Đức Tỵ Thử Sơn Trang, Sùng Lăng, Thanh Đông Lăng và Tây Lăng, Thiên Đàn, Cố Cung, Tam Hải… là những công trình tiêu biểu do gia tộc này phụ trách thiết kế, xây dựng hay tu sửa.
Mời độc giả xem video: Sập nhà hàng tại Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng. Nguồn: THĐT1.