Nhiều xác ướp ở Ai Cập được phát hiện trong tình trạng còn khá nguyên vẹn mặc dù họ đã qua đời cách đây nhiều thế kỷ. Sở dĩ thi hài người Ai Cập còn vẹn nguyên đến ngày nay vì người xưa đã thực hiện ướp xác.Người Ai Cập quan niệm rằng, thông qua ướp xác, thi thể người quá cố sẽ được bảo quản mãi mãi và có thể bước sang thế giới bên kia, có cuộc sống mới.Vào thời cổ đại, người Ai Cập đã bắt đầu việc ướp xác thi thể người quá cố vào khoảng năm 3500 TCN. Theo đó, chỉ những người giàu có, thành viên thuộc hoàng tộc và đặc biệt là vua chúa mới có đủ khả năng để ướp xác.Tuy nhiên, các chuyên gia khảo cổ cũng tìm thấy hơn 1 triệu xác ướp ở Ai Cập có niên đại hàng nghìn năm tuổi tại nghĩa trang gần một kim tự tháp và gọi nó là Fag el-Gamous.Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhiều xác ướp trong số này có niên đại từ thời kỳ đế chế La Mã hoặc Đông La Mã thống trị Ai Cập, khoảng thế kỷ 1 - 7.Điều khiến giới chuyên gia bất ngờ là nghĩa trang này không phải khu vực an táng dành cho vua chúa và thành viên hoàng tộc. Người chết không được chôn cất cùng đồ an táng và thậm chí còn không có quan tài.Các cơ quan nội tạng của những người này không được loại bỏ giống như việc ướp xác của giới thượng lưu.Điều này giúp các chuyên gia phát hiện hơn 1 triệu thi thể này đã trải qua quá trình ướp xác nhờ môi trường khô tự nhiên.Cụ thể, chính môi trường rất khô, ít mưa ở Ai Cập đã khiến những thi hài được chôn dưới đất không bị thối rữa. Cũng vì điều này mà trong đất ở Ai Cập không có nhiều vi khuẩn giúp thi hài người chết còn vẹn nguyên sau hàng nghìn năm.Nhờ vậy, thi thể người quá cố ngày càng khô đi và trở thành xác ướp tự nhiên không cần trải qua bất cứ giai đoạn nào trong quá trình ướp xác phức tạp. Vì vậy, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều xác ướp ở Ai Cập hơn bất cứ nơi nào trên thế giới.
Nhiều xác ướp ở Ai Cập được phát hiện trong tình trạng còn khá nguyên vẹn mặc dù họ đã qua đời cách đây nhiều thế kỷ. Sở dĩ thi hài người Ai Cập còn vẹn nguyên đến ngày nay vì người xưa đã thực hiện ướp xác.
Người Ai Cập quan niệm rằng, thông qua ướp xác, thi thể người quá cố sẽ được bảo quản mãi mãi và có thể bước sang thế giới bên kia, có cuộc sống mới.
Vào thời cổ đại, người Ai Cập đã bắt đầu việc ướp xác thi thể người quá cố vào khoảng năm 3500 TCN. Theo đó, chỉ những người giàu có, thành viên thuộc hoàng tộc và đặc biệt là vua chúa mới có đủ khả năng để ướp xác.
Tuy nhiên, các chuyên gia khảo cổ cũng tìm thấy hơn 1 triệu xác ướp ở Ai Cập có niên đại hàng nghìn năm tuổi tại nghĩa trang gần một kim tự tháp và gọi nó là Fag el-Gamous.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhiều xác ướp trong số này có niên đại từ thời kỳ đế chế La Mã hoặc Đông La Mã thống trị Ai Cập, khoảng thế kỷ 1 - 7.
Điều khiến giới chuyên gia bất ngờ là nghĩa trang này không phải khu vực an táng dành cho vua chúa và thành viên hoàng tộc. Người chết không được chôn cất cùng đồ an táng và thậm chí còn không có quan tài.
Các cơ quan nội tạng của những người này không được loại bỏ giống như việc ướp xác của giới thượng lưu.
Điều này giúp các chuyên gia phát hiện hơn 1 triệu thi thể này đã trải qua quá trình ướp xác nhờ môi trường khô tự nhiên.
Cụ thể, chính môi trường rất khô, ít mưa ở Ai Cập đã khiến những thi hài được chôn dưới đất không bị thối rữa. Cũng vì điều này mà trong đất ở Ai Cập không có nhiều vi khuẩn giúp thi hài người chết còn vẹn nguyên sau hàng nghìn năm.
Nhờ vậy, thi thể người quá cố ngày càng khô đi và trở thành xác ướp tự nhiên không cần trải qua bất cứ giai đoạn nào trong quá trình ướp xác phức tạp. Vì vậy, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều xác ướp ở Ai Cập hơn bất cứ nơi nào trên thế giới.