Thái giám dưới đời nhà Thanh và những điều khuất lấp của lịch sử
Ở Trung Quốc, người ta từng khai quật được các chữ giáp cốt từ thời nhà Thương, trong đó có một chữ không còn nguyên vẹn, nhưng có ý nghĩa giống chữ Yêm (thiến), có thể thấy từ thời đại đó đã xuất hiện hoạt động tịnh thân nhưng chưa có tài liệu nào cho thấy họ hầu hạ trong cung đình.
Vào thời Tây Chu bắt đầu có những ghi chép về việc sử dụng những người đàn ông "bị khiếm khuyết bộ phận sinh dục" này, ví dụ như trong "Chu lễ" từng đề cập "Cung giả sứ thủ nội, dĩ kỳ nhân đạo tuyệt dã". (Những người hầu hạ bên trong cung cấm, cần đoạn tuyệt việc giao hợp).
Khi đó, những người này được giao cho làm "tự nhân", "nội thụ", "hôn giả" – đây đều là các tên gọi để chỉ hoạn quan, nhưng số lượng không nhiều và đều có địa vị thấp, phụ trách các công việc như tạp dịch, truyền chỉ, gọi chung là người hầu trong hậu cung.
Cùng với sự phát triển của vương quyền chuyên chính, đến thời Chiến Quốc, số lượng người phải chịu cung hình (một nhục hình thời xưa) tăng nhanh vào thời nhà Tần, khiến cho quy mô hoạn quan cũng tăng lên, hiện tượng hoạn quan nắm quyền cũng bắt đầu xuất hiện từ đó.
Có thể kể tới hoạn quan nước Triệu là Mục Hiền, người từng tiến cử Lạn Tương Như hay như Triệu Cao, hoạn quan Tần triều, người từng nổi tiếng với điển cố "chỉ hươu bảo ngựa".
Đến thời nhà Hán, thống nhất cách gọi người hầu hạ bên cạnh hoàng đế là "hoạn giả" hay "hoạn quan" song ban đầu hoạn quan không nhất thiết đều là người "khiếm khuyết bộ phận sinh dục", chỉ sau thời Đông Hán mới hoàn toàn sử dụng những người này làm hoạn quan.
Sau khi thành lập, rút kinh nghiệm từ sự diệt vong của nhà Đường, nhà Tống đề phòng nghiêm ngặt việc hoạn quan tham gia triều chính.
Tống Thái Tổ không cho phép hoạn quan "can dự chính sự", khi đến độ tuổi nhất định, bắt buộc phải chuyển ra ngoài, các hoàng đế sau đó đều tuân theo lời răn dạy của tổ tiên.
Vì thế, nhà Tống mặc dù vẫn xuất hiện các hoạn quan hại nước như Đồng Quán, Lương Sư Thanh, nhưng quyền lực của họ vẫn không thể vượt qua được thừa tướng.
Sùng Trinh đế sau khi lên ngôi cũng tiến hành tàn sát một loạt hoạn quan, chấm dứt cục diện hoạn quan chuyên chính. Không ít lần ông nổi giận trách mắng hoạn quan: "Tiền bạc, kim ngân, dị bảo mà tổ tiên ta bao đời tích lũy truyền lại cho con cháu đều bị đánh cắp sạch bách." Sự kết thúc của thời đại hoạn quan cũng gắn liền với sự diệt vong của Minh triều.
Đến thời nhà Thanh, hoạn quan đều được gọi là thái giám. Thanh triều kiểm soát thái giám vô cùng nghiêm khắc, ngoài một hai thái giám được sủng ái, nắm quyền lực nhỏ vào cuối thời nhà Thanh ra, hoàn toàn không có tình trạng hoạn quan chuyên quyền từng có như các vương triều trước đó.
Vì sao tuổi thọ của các thái giám lại cao hơn người bình thường như vậy?
Theo báo cáo nghiên cứu tuổi thọ thái giám được một trường đại học ở Hàn Quốc thực hiện, tuổi thọ trung bình của thái giám là khoảng 70 tuổi, trong khi tuổi thọ ở những nam giới bình thường cùng thời chỉ có 56 tuổi, hoàng đế đại thần cũng không ngoại lệ. Có thể thấy khoảng cách chênh lệch là khoảng hơn chục tuổi.
Vậy tại sao tuổi thọ của các thái giám lại cao hơn người bình thường như vậy?
Nhóm nghiên cứu của đại học In-ha (Hàn Quốc) đưa ra 2 nguyên nhân sâu xa nằm ở hai điểm sau:
Thứ nhất, các thái giám đều phải trải qua quá trình "tịnh thân", với đặc điểm cấu tạo sinh lý đặc biệt này, hệ thống miễn dịch của họ trở nên tốt hơn.
Ngoài ra, do không sinh hoạt tình dục, cơ thể của họ không mất đi tinh khí. Nguồn tinh khí này chính là nền tảng của cơ thể, tinh khí đủ đầy tự khắc kéo dài tuổi thọ.
Thứ hai, các thái giám chịu ít áp lực cuộc sống, không phải lao tâm khổ tứ về những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống.
Nếu một người phải chịu áp lực tinh thần lớn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của chính họ. So với những nam nhân bình thường, các thái giám không lấy vợ sinh con, không phải vật lộn kiếm ăn nuôi gia đình.
Ngoài một bộ phận thái giám hầu hạ kề cận hoàng thượng, phải đối mặt với áp lực lớn, thì những thái giám khác chỉ cần làm tốt công việc hàng ngày, áp lực công việc nhỏ, thế nên cuộc sống tương đối thoải mái. Chính vì vậy tuổi thọ của đa số thái giám thường cao hơn so với những người bình thường.
Tại sao trên cơ thể của thái giám thời cổ đại luôn có mùi lạ?
Trong quyển sách của tác giả Steadicam còn có ghi lại rằng, sau khi thái giám bị hoạn, họ sẽ mắc chứng đái dầm trong một khoảng thời gian ngắn, thường là từ 2 đến 3 tháng. Nhưng nếu thời gian này kéo dài lâu hơn thì đó là một vấn đề lớn. Lúc đó, thái giám này sẽ bị thái giám tổng quản trừng phạt cho đến khi nào không còn đái dầm nữa.
Nguyên do là bởi vì điều kiện y tế thời cổ đại không hề tốt, không có cách khử trùng hiệu quả sau khi tịnh thân thái giám. Họ phải tự mình vệ sinh vết cắt.
Nhưng, đái dầm và thấm nước tiểu ra quần là chuyện không thể tránh khỏi. Trong xã hội phong kiến, người dân thường sử dụng những câu từ khó chịu và kinh tởm nhất để mô tả mùi hôi từ cơ thể của thái giám. Có những lúc đứng cách xa 300 mét còn có thể ngửi thấy những mùi hôi đó. Tuy nhiên, mỗi thái giám có một mùi hôi khác nhau. Không ít người cho rằng, thái giám trên người có mùi nồng nặc đều là những thái giám cấp thấp, rất khác với các thái giám ở cạnh hoàng đế mỗi ngày.
Một số thái giám đã mặc quần áo thật dày để che giấu mùi hôi nhưng đây là cách thức không hiệu quả. Bởi vào mùa hè, nếu mặc nhiều quần áo sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn. Cũng có thái giám đặt khăn tay vào đáy quần của mình để giúp giữ vệ sinh và đồng thời hạn chế mùi hôi thoát ra ngoài.
Một số người khác tìm hương liệu để lấp đi mùi hôi kia. Đây được xem là cách thức hữu hiệu nhất. Chính vì sử dụng hương liệu mà các thái giám đã không khiến hoàng đế và các phi tần hậu cung khó chịu khi đứng gần. Tuy nhiên, không phải thái giám nào cũng có đủ khả năng và đủ tài chính để tìm hương liệu tốt.
Cuộc sống của thái giám chốn hậu cung và những vinh nhục mà họ phải trải qua đến nay còn là một tấm màn ẩn phía sau nhiều câu chuyện bí mật. Tuổi thọ cao nhưng cuối đời họ cũng khó có được hạnh phúc viên mãn, vui vầy.