Vì sao Tần Thủy Hoàng xây cung A Phòng và đài thiên văn lớn nhất thế giới?

Google News

Là một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng rất lớn ở Á Đông, danh tiếng của Tần Thủy Hoàng sau mấy nghìn năm đã được cả thế giới thừa nhận. Xung quanh vị Hoàng đế này thực sự có rất nhiều câu chuyện bí ẩn, làm tốn nhiều bút mực của giới chuyên gia.

Để sáng tạo lịch sử nhân loại, mở ra thời kỳ huy hoàng cho văn hóa Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng đã đem cung khuyết thiên thượng đến nhân gian, xây dựng cung A Phòng nổi tiếng. Nhưng do chiến hỏa và người đời sau hủy hoại, cuối cùng chưa thể khánh thành và lưu truyền cho hậu thế được.
Vi sao Tan Thuy Hoang xay cung A Phong va dai thien van lon nhat the gioi?
Tần Thủy Hoàng. Ảnh minh họa. 
Một triều thiên tử, một triều dân chúng, một triều văn hóa, một triều trang phục, một triều phong thổ nhân tình, một triều đặc điểm nội hàm. Do đó các cung điện, lăng mộ, địa cung của rất nhiều Thánh hoàng, minh chủ xây dựng thường là tập hợp của những nghệ thuật tinh xảo, mỹ diệu nhất. Qua thời gian, chúng bị chôn vùi trong lòng đất và quên lãng như để bảo tồn thành tựu văn hóa của triều đại đó, vị quân vương đó.
Năm 1974, phía đông mộ Tần Thủy Hoàng núi Li Sơn phát hiện ra các hố tượng binh mã đời Tần, tổng diện tích hơn 2 vạn mét vuông, bày trên 7000 tượng gốm cao khoảng 1.8 mét, trên 700 con ngựa gốm kích thước bằng ngựa thật, 130 chiến xa. Tất cả những hòn ngọc văn minh, tinh túy văn hóa, nghệ thuật, kỹ thuật của nhân loại này đã nằm an toàn dưới lòng đất trên 2000 năm. Khi con người ngày nay bước vào các hố chôn tượng binh mã, mới cảm thán và cảm tạ Tần Thủy Hoàng hơn 2000 năm trước đây đã để lại cho hậu thế và thế giới tài sản quý báu dường này!
Vi sao Tan Thuy Hoang xay cung A Phong va dai thien van lon nhat the gioi?-Hinh-2
Binh mã dũng (tượng binh mã) đời Tần. 
Quan sát trời, sao, thể ngộ Thần hiển thị là con đường tuyệt đẹp nhân loại tín Thần, kính Thần, được thần linh khai thị. Thư tịch cổ thường có cổ nhân quan sát trời, sao, chiêm tinh, để thông hiểu sự biến hóa của nhân loại, hung cát họa phúc, để chỉ đạo hành vi và hoạt động của mình. Trong Tam Đại: Hạ, Chu, Thương, đài quan sát sao trời có ở khắp nơi. Rất nhiều đài quan sát sao trên mặt đất được xây dựng đối ứng với các chòm sao, tinh tú trên thiên thượng, để đạt đến cảnh giới cao hơn: Thiên nhân hợp nhất. Khu vực xung quanh rất nhiều đài quan sát sao cũng có các đài lễ tế, dùng để tế lễ thần linh.
Sau khi kiến lập Đại Tần, Thủy Hoàng Đế cho xây dựng các đài thiên văn khắp Đại Tần. “Hán thư – Địa lý chí” có gọi Du Lâm (Thiểm Tây) là “Trinh Lâm”. “Trinh” tức là “bói toán”, “chiêm tinh”, địa danh “Trinh Lâm” tức là các đài thiên văn nhiều như rừng. Dưới thời đế quốc Đại Tần, việc xây dựng các đài thiên văn đã đạt đến đỉnh cao. Thủy Hoàng Đế đem tất cả 332 chòm sao có thể quan sát, gọi tên được (1424 tinh tú) phỏng chiếu tinh tượng trên mặt đất, xây dựng thành các đài đất, hoặc hình tròn, hoặc hình ô van để biểu thị, tổng cộng 1424 đài chiêm tinh, diện tích phân bố 2,8 vạn km2. Phạm vi phân bố đài thiên văn, phía đông đến Hoàng Hà, phía tây đến Trường Thành Đại Biên, phía nam đến hạ du sông Tú Diên, phía bắc đến vùng đông bắc cao nguyên Ordos, chiếm quá nửa các quận thời Tần, là công trình to lớn phức tạp.
Năm 2008, di chỉ đài thiên văn toàn thiên Đại Tần được phát hiện ở Du Lâm (Thiểm Tây), hình dáng tổng thể là hình Nữ Oa vá trời. Nữ Oa đầu phía bắc, chân phía nam, nghiêng người, ngẩng đầu, tay co giơ lên bằng nhau, đang vá trời. Nữ Oa cao 809 dặm Tần (khoảng 337 km), hông rộng 365 dặm Tần (khoảng 152 km). Thân cao ngụ ý chiều rộng núi Côn Luân, hông rộng ngụ ý vĩ độ Chu Thiên. Thân cao và rộng hợp thành con số tôn kính 95, đã hiển thị sự tôn trọng đối với Nữ Oa. Hào 95 trong quẻ Càn của kinh Dịch là “Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân”, có hình tượng con rồng bay trên trời, tức là khí tượng của bậc quân vương tôn kính. Do đó ngôi vua gọi là ngôi Cửu Ngũ.
Đài thiên văn hình Nữ Oa phân bố từ phía dưới (nam) lên trên (bắc), gồm 9 phần, mỗi phần đều có chứa một số tinh tú hoặc tinh quan, lần lượt đại diện cho 9 tầng trời, ấn chứng cho thuyết “Trời có 9 tầng”. Bên cạnh một số đài thiên văn quan trọng có xây dựng đài tế sao. Đài tế sao quan trọng như đài tế sao Đế Tinh (tục gọi sao Tử Vi, tức sao Bê-ta chòm sao Tiểu Hùng), hình ô-van, trục dài là 1 dặm Tần (khoảng 0.42 km), dùng cho Tần Thủy Hoàng tế sao. Đài thiên văn toàn thiên Đại Tần so với thời Tam Đại và Xuân Thu Chiến Quốc lớn hơn mấy trăm lần, xứng danh là kiệt tác đỉnh cao.
Tần Thủy Hoàng quả thực đã làm nên được những việc chưa từng có, hoàn thành nhiều cải cách về thể chế và văn hóa, lại xây dựng rất nhiều công trình kiến thiết to lớn mà tinh tế, thực sự vĩ đại phi phàm! Vạn Lý Trường Thành, cung A Phòng, mộ Li Sơn và Đài thiên văn toàn thiên Đại Tần… đều là những công trình kiến trúc, văn hóa mang đặc sắc thiên triều Đại Tần, được Tần Thủy Hoàng đem đến nhân gian. Từ khi Tần Thủy Hoàng thôn tính 6 nước đến khi khuất thế chỉ là trong 10 năm ngắn ngủi. Chỉ trong chừng ấy thời gian ngắn ngủi, Thủy Hoàng đã hoàn thành các công trình vĩ đại này với tốc độ khó mà tưởng tượng nổi, đặt nền móng cho hậu thế mấy nghìn năm sau, mở ra khởi đầu tốt đẹp, được người đời sau ca ngợi là “Thiên cổ nhất đế” (Hoàng Đế đệ nhất thiên cổ).
Theo Nam Phương /NHDTV

>> xem thêm

Bình luận(0)