Ít nhất 19 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ thảm sát bằng dao diễn ra vào rạng sáng nay (26/7). Quan chức Satomi Kurihara của Sở cứu hỏa Sagamihara mới xác nhận Satoshi Uematsu, 26 tuổi, cựu nhân viên Trung tâm chăm sóc người khuyết tật Tsukui Yamayurien tại thành phố Sagamihara thuộc tỉnh Kanagawa đã gây ra vụ thảm sát tồi tệ nhất Nhật Bản kể từ Chiến tranh thế giới 2 này.
Uematsu đã làm việc cho Trung tâm chăm sóc người khuyết tật Tsukui Yamayurien đến tháng 2/2016. Sau khi gây án, Uematsu đã ra đầu thú tại một đồn cảnh sát gần đó lúc 3h sáng và thú nhận với các quan chức rằng: "Tôi đã làm điều đó". Uematsu cũng cầm theo con dao đẫm máu nạn nhân sau khi thực hiện cuộc tấn công bằng dao kinh hoàng này.
|
Cảnh sát làm nhiệm vụ ở hiện trường xảy ra vụ tấn công bằng dao tại trung tâm chăm sóc người khuyết tật Tsukui Yamayurien. |
Đây không phải là
vụ thảm sát bằng dao đầu tiên ở Nhật Bản. Trước khi xảy ra vụ việc đau lòng này, người dân Nhật Bản rúng động bởi nhiều vụ tấn công bằng dao kinh hoàng khác. Cụ thể, vào tháng 6/2001, 8 học sinh tiểu học bị giết hại khi một cựu bảo vệ lẻn vào trường tiểu học Ikeda ở Osaka rồi bắt đầu dùng dao tấn công các em học sinh.
Đến tháng 6/2008, một người đàn ông lái xe tải tông thẳng vào đám đông, sau đó xuống xe, dùng dao đâm thêm 18 người tại khu vui chơi Akihabara ở Tokyo. Vụ việc khiến 7 người thiệt mạng.
Phóng viên Paula Hancocks của CNN nhận định việc sở hữu súng tại Nhật Bản nói riêng và các nước châu Á nói chung luôn có quy định và được kiểm định nghiêm ngặt nên phương thức tấn công bằng dao thường được tội phạm lựa chọn nhiều hơn. Theo đó, Nhật Bản cấm công dân sở hữu, mang theo hay buôn bán súng. Nhập khẩu các linh kiện súng cũng bị cấm theo luật Kiểm soát vũ khí đạn dược. Chỉ có thợ săn có giấy phép mới được sở hữu súng ngắn và quá trình theo dõi sử dụng vũ khí nguy hiểm này cũng được kiểm soát nghiêm ngặt.
Đối với người sở hữu súng, họ phải xin cấp lại giấy phép sử dụng súng 3 năm/lần và hàng năm phải trải qua các bài kiểm tra về thuốc kích thích cũng như đánh giá sức khỏe xem có mắc các bệnh liên quan đến thần kinh hay không.
Giáo sư Mitchel Roth – chuyên gia nghiên cứu tâm lý tội phạm tại trường ĐH Sam Houston - cho hay: “Tại những nơi có luật kiểm soát súng đạn, kẻ tấn công sẽ lựa chọn hung khí dễ dàng tìm thấy nhất và thường được sử dụng nhất là dao”.
Giáo sư Roth đưa ra nhận định những vụ tấn công bằng dao thường có số lượng nạn nhân lớn. Ông giải thích: "Nếu như dùng súng, tiếng nổ đủ lớn sẽ khiến những người xung quanh tháo chạy. Tuy nhiên, nếu vụ tấn công xảy ra tại một địa điểm công cộng và kẻ tấn công cầm dao làm hung khí gây án thì nhiều người dễ dàng trở thành nạn nhân, thậm chí còn không biết hung thủ đang đến gần họ. Do đó, họ không có đủ thời gian hình dung ra sự việc cũng như chưa sẵn sàng để phòng vệ khi bị người khác tấn công. Ở một mức độ nào đó, tấn công bằng dao có thể gây ra thương vong lớn”.
Video vụ thảm sát Bình Phước: Giữ nguyên án sơ thẩm (nguồn: VTC1):