Không chỉ phương Đông, phương Tây cũng có nhiều truyền thuyết, giai thoại ky kỳ về rồng. Tuy nhiên, mỗi nền văn hóa cổ xưa có những miêu tả riêng về sinh thật thần thoại này.Cụ thể, nhiều truyền thuyết phương Đông mô tả rồng là một sinh vật cao quý có mình rắn, chân hổ, móng chim ưng, sừng hươu, vây cá chép, không có cánh nhưng biết bay.Loài rồng thường gắn liền với thuỷ tính và có khả năng hô mưa gọi gió.Một số quốc gia ở châu Á sùng bái loài rồng và cho rằng họ là con cháu của rồng. Thậm chí, rồng còn được coi là biểu tượng của bậc đế vương.Phương Tây cũng có nhiều truyền thuyết về rồng nhưng khác với người phương Đông. Thay vì coi rồng là sinh vật cao quý, người phương Tây thời xưa thường mô tả chúng là những con vật xấu xa, quỷ quyệt và độc ác.Loài rồng thường được mô tả là loài bò sát cực lớn, có móng vuốt khổng lồ, có đôi cánh giống dơi và đôi khi có nhiều đầu. Trên đầu mọc sừng và có thể thét ra lửa, gây hại cho con người.Theo một số chuyên gia, sở dĩ nhiều nền văn minh thời xưa có những giai thoại về loài rồng cũng như vừa tôn kính vừa sợ hãi chúng là bởi sinh vật thần thoại này mang trên mình những đặc điểm của các con vật mà người dân thời đó sợ hãi.Cụ thể, điểm chung của nhiều giai thoại về rồng ở các nền văn minh là sinh vật huyền bí này mang sức mạnh siêu nhiên và là kết hợp của những loài động vật khác nhau.Đa số các giai thoại về rồng miêu tả sinh vật huyền bí này mang đặc điểm của 3 loài động vật. Chúng là những kẻ săn mồi khiến con người khiếp sợ gồm: rắn, các loài mèo lớn (sư tử, hổ, báo...) hay chim ăn thịt.Theo bản năng, con người khi nhìn thấy loài rồng mang trên mình những động vật săn mồi trên vừa tôn kính vừa khiếp sợ và sẽ bỏ chạy nếu như "chạm trán".Mời quý độc giả xem video: Sông Ba: 'Con rồng cô đơn' của Phú Yên (nguồn: VTC16)
Không chỉ phương Đông, phương Tây cũng có nhiều truyền thuyết, giai thoại ky kỳ về rồng. Tuy nhiên, mỗi nền văn hóa cổ xưa có những miêu tả riêng về sinh thật thần thoại này.
Cụ thể, nhiều truyền thuyết phương Đông mô tả rồng là một sinh vật cao quý có mình rắn, chân hổ, móng chim ưng, sừng hươu, vây cá chép, không có cánh nhưng biết bay.
Loài rồng thường gắn liền với thuỷ tính và có khả năng hô mưa gọi gió.
Một số quốc gia ở châu Á sùng bái loài rồng và cho rằng họ là con cháu của rồng. Thậm chí, rồng còn được coi là biểu tượng của bậc đế vương.
Phương Tây cũng có nhiều truyền thuyết về rồng nhưng khác với người phương Đông. Thay vì coi rồng là sinh vật cao quý, người phương Tây thời xưa thường mô tả chúng là những con vật xấu xa, quỷ quyệt và độc ác.
Loài
rồng thường được mô tả là loài bò sát cực lớn, có móng vuốt khổng lồ, có đôi cánh giống dơi và đôi khi có nhiều đầu. Trên đầu mọc sừng và có thể thét ra lửa, gây hại cho con người.
Theo một số chuyên gia, sở dĩ nhiều nền văn minh thời xưa có những giai thoại về loài rồng cũng như vừa tôn kính vừa sợ hãi chúng là bởi sinh vật thần thoại này mang trên mình những đặc điểm của các con vật mà người dân thời đó sợ hãi.
Cụ thể, điểm chung của nhiều giai thoại về rồng ở các nền văn minh là sinh vật huyền bí này mang sức mạnh siêu nhiên và là kết hợp của những loài động vật khác nhau.
Đa số các giai thoại về rồng miêu tả sinh vật huyền bí này mang đặc điểm của 3 loài động vật. Chúng là những kẻ săn mồi khiến con người khiếp sợ gồm: rắn, các loài mèo lớn (sư tử, hổ, báo...) hay chim ăn thịt.
Theo bản năng, con người khi nhìn thấy loài rồng mang trên mình những động vật săn mồi trên vừa tôn kính vừa khiếp sợ và sẽ bỏ chạy nếu như "chạm trán".
Mời quý độc giả xem video: Sông Ba: 'Con rồng cô đơn' của Phú Yên (nguồn: VTC16)