Theo sử sách, cuộc hôn nhân giữa hoàng đế Quang Tự và hoàng hậu Long Dụ do Từ Hi thái hậu sắp xếp. Long Dụ là cháu gái của Lão Phật gia nên Quang Tự - nhà vua không nắm thực quyền - không thể làm trái.Vì vậy, hôn lễ của hoàng đế Quang Tự diễn ra không hề vui vẻ. Thậm chí, một số thông tin cho rằng, nhà vua đã khóc trong đêm tân hôn với Long Dụ hoàng hậu.Ly kỳ và khó hiểu hơn là kiệu hoa của Long Dụ hoàng hậu bị khóa chặt trong ngày thành hôn. Thông thường, kiệu hoa của các tân nương trong ngày cưới có một tấm rèm ở trước cửa.Tuy nhiên, kiệu của Long Dụ hoàng hậu - cháu gái Từ Hi thái hậu - khác biệt hơn khi có cửa thay vì tấm rèm. Hơn nữa, cửa này bị khóa chặt.Theo ghi chép của cuốn sử liệu mang tên "Doanh thai khấp huyết khí", việc đóng chặt cửa kiệu hoa của Long Dụ hoàng hậu là một trong những quy tắc của hoàng tộc nhà Thanh.Sau khi Long Dụ hoàng hậu ngồi vào trong kiệu hoa, thái giám sẽ khóa cửa bằng một chiếc khóa vàng. Kế đến, một thái giám sẽ cầm theo chiếc chìa khóa để mang đến cho vua Quang Tự.Việc khóa cửa kiệu hoa của Long Dụ hoàng hậu được cho là vì 3 lý do. Trong đó, tập tục này có thể là cách tránh để hoàng hậu bị đánh tráo trên đường đưa dâu.Một lý do khác có thể là để tránh xảy ra những sự cố nguy hiểm có thể xảy đến do các loạn thần tặc tử thực hiện.Lý do cuối cùng có thể là cách hoàng đế thể hiện quyền uy của mình. Ông cầm chìa khóa mở cửa kiệu hoa hàm ý việc ông là người đầu tiên nhìn thấy tân nương và "thả tự do" cho hoàng hậu.Do đây là cuộc hôn nhân sắp đặt nên hôn nhân của hoàng đế Quang Tự và Long Dụ hoàng hậu không hạnh phúc. Đây cũng là lý do hai người không có con, tình cảm vợ chồng lạnh nhạt.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Theo sử sách, cuộc hôn nhân giữa hoàng đế Quang Tự và hoàng hậu Long Dụ do Từ Hi thái hậu sắp xếp. Long Dụ là cháu gái của Lão Phật gia nên Quang Tự - nhà vua không nắm thực quyền - không thể làm trái.
Vì vậy, hôn lễ của hoàng đế Quang Tự diễn ra không hề vui vẻ. Thậm chí, một số thông tin cho rằng, nhà vua đã khóc trong đêm tân hôn với Long Dụ hoàng hậu.
Ly kỳ và khó hiểu hơn là kiệu hoa của Long Dụ hoàng hậu bị khóa chặt trong ngày thành hôn. Thông thường, kiệu hoa của các tân nương trong ngày cưới có một tấm rèm ở trước cửa.
Tuy nhiên, kiệu của Long Dụ hoàng hậu - cháu gái Từ Hi thái hậu - khác biệt hơn khi có cửa thay vì tấm rèm. Hơn nữa, cửa này bị khóa chặt.
Theo ghi chép của cuốn sử liệu mang tên "Doanh thai khấp huyết khí", việc đóng chặt cửa kiệu hoa của Long Dụ hoàng hậu là một trong những quy tắc của hoàng tộc nhà Thanh.
Sau khi Long Dụ hoàng hậu ngồi vào trong kiệu hoa, thái giám sẽ khóa cửa bằng một chiếc khóa vàng. Kế đến, một thái giám sẽ cầm theo chiếc chìa khóa để mang đến cho vua Quang Tự.
Việc khóa cửa kiệu hoa của Long Dụ hoàng hậu được cho là vì 3 lý do. Trong đó, tập tục này có thể là cách tránh để hoàng hậu bị đánh tráo trên đường đưa dâu.
Một lý do khác có thể là để tránh xảy ra những sự cố nguy hiểm có thể xảy đến do các loạn thần tặc tử thực hiện.
Lý do cuối cùng có thể là cách hoàng đế thể hiện quyền uy của mình. Ông cầm chìa khóa mở cửa kiệu hoa hàm ý việc ông là người đầu tiên nhìn thấy tân nương và "thả tự do" cho hoàng hậu.
Do đây là cuộc hôn nhân sắp đặt nên hôn nhân của hoàng đế Quang Tự và Long Dụ hoàng hậu không hạnh phúc. Đây cũng là lý do hai người không có con, tình cảm vợ chồng lạnh nhạt.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.