Là hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, cuộc đời Phổ Nghi trở thành chủ đề lớn thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia cũng như công chúng. Ông hoàng này lên ngôi khi 3 tuổi nhưng đến năm 6 tuổi thì buộc phải thoái vị.Khi lên 10 tuổi, Phổ Nghi bị đuổi khỏi Tử Cấm Thành. Sau đó, vào năm 1932, cựu hoàng đế này được Nhật Bản tôn lên làm người đứng đầu “Mãn Châu quốc”. Đến tháng 3/1934, Phổ Nghi đổi thành Hoàng đế “Mãn Châu quốc” và cải hiệu thành Khang Đức.Sau khi Nhật Bản đại bại trong Thế chiến 2, ngày 17/8/1945, Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ trên đường chạy trốn và bị đưa về giam 5 năm trong trại tù binh ở Siberia. Đến tháng 12/1959, Phổ Nghi được tòa án tối cao tuyên bố đặc xá. Trước khi được ân xá, hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc viết cuốn hồi ký có tựa đề "Nửa đời trước của tôi".Trong cuốn hồi ký này, Phổ Nghi có những ghi chép quan trọng về lịch sử nhà Thanh cũng như những sự kiện quan trọng diễn ra trong cuộc đời đầy "sóng gió" của mình. Cuốn hồi ký này đã khiến người vợ cuối cùng của Phổ Nghi là Lý Thục Hiền gặp nhiều rắc rối. Bà từng kết hôn một lần nhưng chưa có con và nhỏ hơn Phổ Nghi 18 tuổi. Vào năm 1962, hai người kết hôn. Khi ấy, Phổ Nghi 55 tuổi.Vợ chồng Phổ Nghi - Lý Thục Hiền trải qua cuộc sống bình dị bên nhau mà không có người con nào. Vào năm 1967, Phổ Nghi qua đời và chỉ để lại một chút tài sản cho Lý Thục Hiền cùng cuốn hồi ký.Sau khi chồng chết, Lý Thục Hiền vướng vào kiện tụng bản quyền cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi". Nguyên do là bởi dù là tự truyện của Phổ Nghi nhưng ông không có tài văn chương nên chỉ kể lại sau đó được Trưởng phòng biên tập Lý Văn Đạt viết lại. Không những vậy, Trưởng phòng biên tập Lý Văn Đạt còn thay Phổ Nghi tìm gặp những người có liên quan, bổ sung thêm các chỗ thiếu hụt để hoàn thành cuốn hồi ký.Đến năm 1962, cuốn tự truyện "Nửa đời trước của tôi" dài 550.000 chữ được hoàn thành. Hai năm sau, cuốn sách chính thức xuất bản. Năm 1984, đạo diễn người Italy Bernardo Bertolucci muốn quay bộ phim "Hoàng đế cuối cùng" (The Last Emperor) nói về cuộc đời của Phổ Nghi nên muốn mua bản quyền cuối hồi ký.Sau khi đạt được thỏa thuận, Lý Văn Đạt quyết định giao bản quyền cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi" cho Bernardo Bertolucci mà không bàn bạc với Lý Thục Hiền. Do vậy, khi biết chuyện, vợ của Phổ Nghi rất tức giận và đệ đơn kiện Lý Văn Đạt.Theo đó, vụ kiện giữa Lý Thục Hiền với Lý Văn Đạt kéo dài suốt 10 năm. Cuối cùng, tòa án ra phán quyết Phổ Nghi là tác giả duy nhất của cuốn "Nửa đời trước của tôi". Vậy nên, bản quyền cuốn sách thuộc được tòa ra phán quyết thuộc về Lý Thục Hiền.Lý Văn Đạt qua đời năm 1994 khi chưa có quyết định của tòa án. Do vậy, người nhà của Lý Văn Đạt không đồng tình với quyết định của tòa án vì cho rằng ông bỏ nhiều tâm huyết để hoàn thành cuốn "Nửa đời trước của tôi" nên bản quyền không chỉ thuộc về Lý Thục Hiền. Vì vậy, gia đình Lý Văn Đạt đệ đơn kháng cáo. Tuy nhiên, tòa phúc phẩm vẫn ra phán quyết như tòa sơ thẩm. Do đó, Lý Thục Hiền là người duy nhất có quyền sở hữu toàn bộ số tiền bản quyền của cuốn hồi ký của Phổ Nghi.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Là hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, cuộc đời Phổ Nghi trở thành chủ đề lớn thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia cũng như công chúng. Ông hoàng này lên ngôi khi 3 tuổi nhưng đến năm 6 tuổi thì buộc phải thoái vị.
Khi lên 10 tuổi, Phổ Nghi bị đuổi khỏi Tử Cấm Thành. Sau đó, vào năm 1932, cựu hoàng đế này được Nhật Bản tôn lên làm người đứng đầu “Mãn Châu quốc”. Đến tháng 3/1934, Phổ Nghi đổi thành Hoàng đế “Mãn Châu quốc” và cải hiệu thành Khang Đức.
Sau khi Nhật Bản đại bại trong Thế chiến 2, ngày 17/8/1945, Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ trên đường chạy trốn và bị đưa về giam 5 năm trong trại tù binh ở Siberia. Đến tháng 12/1959, Phổ Nghi được tòa án tối cao tuyên bố đặc xá. Trước khi được ân xá, hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc viết cuốn hồi ký có tựa đề "Nửa đời trước của tôi".
Trong cuốn hồi ký này, Phổ Nghi có những ghi chép quan trọng về lịch sử nhà Thanh cũng như những sự kiện quan trọng diễn ra trong cuộc đời đầy "sóng gió" của mình. Cuốn hồi ký này đã khiến người vợ cuối cùng của Phổ Nghi là Lý Thục Hiền gặp nhiều rắc rối. Bà từng kết hôn một lần nhưng chưa có con và nhỏ hơn Phổ Nghi 18 tuổi. Vào năm 1962, hai người kết hôn. Khi ấy, Phổ Nghi 55 tuổi.
Vợ chồng Phổ Nghi - Lý Thục Hiền trải qua cuộc sống bình dị bên nhau mà không có người con nào. Vào năm 1967, Phổ Nghi qua đời và chỉ để lại một chút tài sản cho Lý Thục Hiền cùng cuốn hồi ký.
Sau khi chồng chết, Lý Thục Hiền vướng vào kiện tụng bản quyền cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi". Nguyên do là bởi dù là tự truyện của Phổ Nghi nhưng ông không có tài văn chương nên chỉ kể lại sau đó được Trưởng phòng biên tập Lý Văn Đạt viết lại. Không những vậy, Trưởng phòng biên tập Lý Văn Đạt còn thay Phổ Nghi tìm gặp những người có liên quan, bổ sung thêm các chỗ thiếu hụt để hoàn thành cuốn hồi ký.
Đến năm 1962, cuốn tự truyện "Nửa đời trước của tôi" dài 550.000 chữ được hoàn thành. Hai năm sau, cuốn sách chính thức xuất bản. Năm 1984, đạo diễn người Italy Bernardo Bertolucci muốn quay bộ phim "Hoàng đế cuối cùng" (The Last Emperor) nói về cuộc đời của Phổ Nghi nên muốn mua bản quyền cuối hồi ký.
Sau khi đạt được thỏa thuận, Lý Văn Đạt quyết định giao bản quyền cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi" cho Bernardo Bertolucci mà không bàn bạc với Lý Thục Hiền. Do vậy, khi biết chuyện, vợ của Phổ Nghi rất tức giận và đệ đơn kiện Lý Văn Đạt.
Theo đó, vụ kiện giữa Lý Thục Hiền với Lý Văn Đạt kéo dài suốt 10 năm. Cuối cùng, tòa án ra phán quyết Phổ Nghi là tác giả duy nhất của cuốn "Nửa đời trước của tôi". Vậy nên, bản quyền cuốn sách thuộc được tòa ra phán quyết thuộc về Lý Thục Hiền.
Lý Văn Đạt qua đời năm 1994 khi chưa có quyết định của tòa án. Do vậy, người nhà của Lý Văn Đạt không đồng tình với quyết định của tòa án vì cho rằng ông bỏ nhiều tâm huyết để hoàn thành cuốn "Nửa đời trước của tôi" nên bản quyền không chỉ thuộc về Lý Thục Hiền. Vì vậy, gia đình Lý Văn Đạt đệ đơn kháng cáo. Tuy nhiên, tòa phúc phẩm vẫn ra phán quyết như tòa sơ thẩm. Do đó, Lý Thục Hiền là người duy nhất có quyền sở hữu toàn bộ số tiền bản quyền của cuốn hồi ký của Phổ Nghi.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.