Hoàng đế Phổ Nghi tên đầy đủ Ái Tân Giác La Phổ Nghi (7/2/1906 - 17/10/1967). Ông đăng cơ lên ngôi hoàng đế khi 2 tuổi và là vị vua thứ 12 đồng thời cũng là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh cũng như chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc.Cuộc đời hoàng đế Phổ Nghi gặp nhiều "sóng gió" khi sống trong giai đoạn lịch sử đầy biến động. Theo các nhà nghiên cứu, ông hoàng này xác lập 2 "kỷ lục" đặc biệt chưa từng xảy ra ở Trung Quốc cũng như thế giới."Kỷ lục" đặc biệt đầu tiên của vua Phổ Nghi là ông trở thành vị vua duy nhất có thê thiếp đệ đơn đòi ly hôn. Phi tần đó chính là Thục phi Văn Tú.Theo sử sách, Văn Tú sinh năm 1909 được đưa vào cung và trở thành phi tần của vua Phổ Nghi khi mới 13 tuổi. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này không có hạnh phúc bởi Thục phi Văn Tú không được hoàng đế sủng ái.Mặc dù có danh nghĩa vợ chồng nhưng vua Phổ Nghi và Thục phi Văn Tú không gặp nhau nếu không có việc gì quan trọng. Theo Thục phi Văn Tú, dường như hai người là những người hoàn toàn xa lạ với nhau. Sống trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc suốt 9 năm, Thục phi Văn Tú quyết định đệ đơn xin ly dị hoàng đế Phổ Nghi và được chấp thuận ly hôn vào năm 1931.Sau khi đệ đơn ly dị, Văn Tú được chồng cũ Phổ Nghi chu cấp 55.000 Nhân dân tệ. Sự kiện này nhanh chóng trở thành chủ đề "nóng" dư luận và được dân gian gọi là "cuộc cách mạng vợ lẽ". Do đó, Phổ Nghi trở thành vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử có thê thiếp kiện đòi ly hônPhổ Nghi lập "kỷ lục" đặc biệt vô tiền khoáng hậu thứ hai là việc ông là vị vua duy nhất trong lịch sử Trung Quốc được mai táng trong nghĩa trang.Khác với nhiều vị vua được mai táng trong lăng mộ hoàng gia bề thế dành riêng cho bản thân, Phổ Nghi qua đời vào năm 1967, hưởng thọ 61 tuổi và được chôn cất tại nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn. Nguyên do là bởi khi ấy Phổ Nghi không còn là hoàng đế.Theo luật và quy định của Trung Quốc khi ấy, thi hài Phổ Nghi được đi hỏa táng. Sau đó, tro cốt được đặt vào trong ngôi mộ tại Nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn.Về sau, Lý Thục Hiền - người vợ thứ hai của Phổ Nghi quyết định đem tro cốt của chồng cải táng tại Nghĩa trang Hoàng gia Hoa Long, gần Lăng mộ của triều đại nhà Thanh.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Hoàng đế Phổ Nghi tên đầy đủ Ái Tân Giác La Phổ Nghi (7/2/1906 - 17/10/1967). Ông đăng cơ lên ngôi hoàng đế khi 2 tuổi và là vị vua thứ 12 đồng thời cũng là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh cũng như chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc.
Cuộc đời hoàng đế Phổ Nghi gặp nhiều "sóng gió" khi sống trong giai đoạn lịch sử đầy biến động. Theo các nhà nghiên cứu, ông hoàng này xác lập 2 "kỷ lục" đặc biệt chưa từng xảy ra ở Trung Quốc cũng như thế giới.
"Kỷ lục" đặc biệt đầu tiên của vua Phổ Nghi là ông trở thành vị vua duy nhất có thê thiếp đệ đơn đòi ly hôn. Phi tần đó chính là Thục phi Văn Tú.
Theo sử sách, Văn Tú sinh năm 1909 được đưa vào cung và trở thành phi tần của vua Phổ Nghi khi mới 13 tuổi. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này không có hạnh phúc bởi Thục phi Văn Tú không được hoàng đế sủng ái.
Mặc dù có danh nghĩa vợ chồng nhưng vua Phổ Nghi và Thục phi Văn Tú không gặp nhau nếu không có việc gì quan trọng. Theo Thục phi Văn Tú, dường như hai người là những người hoàn toàn xa lạ với nhau. Sống trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc suốt 9 năm, Thục phi Văn Tú quyết định đệ đơn xin ly dị hoàng đế Phổ Nghi và được chấp thuận ly hôn vào năm 1931.
Sau khi đệ đơn ly dị, Văn Tú được chồng cũ Phổ Nghi chu cấp 55.000 Nhân dân tệ. Sự kiện này nhanh chóng trở thành chủ đề "nóng" dư luận và được dân gian gọi là "cuộc cách mạng vợ lẽ". Do đó, Phổ Nghi trở thành vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử có thê thiếp kiện đòi ly hôn
Phổ Nghi lập "kỷ lục" đặc biệt vô tiền khoáng hậu thứ hai là việc ông là vị vua duy nhất trong lịch sử Trung Quốc được mai táng trong nghĩa trang.
Khác với nhiều vị vua được mai táng trong lăng mộ hoàng gia bề thế dành riêng cho bản thân, Phổ Nghi qua đời vào năm 1967, hưởng thọ 61 tuổi và được chôn cất tại nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn. Nguyên do là bởi khi ấy Phổ Nghi không còn là hoàng đế.
Theo luật và quy định của Trung Quốc khi ấy, thi hài Phổ Nghi được đi hỏa táng. Sau đó, tro cốt được đặt vào trong ngôi mộ tại Nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn.
Về sau, Lý Thục Hiền - người vợ thứ hai của Phổ Nghi quyết định đem tro cốt của chồng cải táng tại Nghĩa trang Hoàng gia Hoa Long, gần Lăng mộ của triều đại nhà Thanh.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.