Phổ Nghi là hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Sinh năm 1906, ông đăng cơ lên ngôi hoàng đế vào năm 1908 sau khi bác của ông là Vua Quang Tự băng hà nhưng không có con trai nối dõi.Vào tháng 11/1911, Cách mạng Tân Hợi dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn diễn ra thành công và lật đổ triều đại Mãn Thanh. Theo đó, chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc chấm dứt.Ngày 12/2/1912, Thái hậu Long Dụ ký vào "Thanh đế thoái vị chiếu thư" theo một thỏa thuận giữa triều đình với chính quyền Dân quốc mới, do Đại thần Nhà Thanh Viên Thế Khải làm trung gian dàn xếp. Theo thỏa thuân, hoàng đế Phổ Nghi (lúc ấy 6 tuổi) buộc phải thoái vị nhưng được phép tiếp tục sống trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.Dù Phổ Nghi được giữ lại tước vị hoàng đế nhưng đó chỉ là hư danh. Ông được chính quyền mới đối xử như một hoàng đế ngoại quốc và được trợ cấp 4 triệu lượng bạc mỗi năm.Vào năm 1934, Phổ Nghi trở thành Hoàng đế Đại Mãn Châu quốc, lấy niên hiệu là Khang Đức. Khi quân Nhật Bản thất bại, Phổ Nghi một lần nữa tuyên đọc chiếu thư thoái vị vào tháng 8/1945.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Phổ Nghi cùng các hoàng thân quốc thích bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành vào năm 1924.Trước khi rời cung, Phổ Nghi đã lén chuyển ra ngoài lượng lớn châu báu như ngọc phỉ thúy, dạ minh châu cùng nhiều cổ vật quý giá khác. Ông đem giấu chúng ở chỗ các đại thần để sau này bí mật mang đi.Trong số những báu vật mà Phổ Nghi lén mang ra khỏi Tử Cấm Thành có nhiều đồng hồ kiểu phương Tây. Các nhà sưu tầm tư nhân đã mua được một vài chiếc.Về sau, Phổ Nghi trao lại cho chính phủ Trung Quốc hơn 400 cổ vật đã mang đi trước khi rời Tử Cấm Thành. Các chuyên gia ước tính giá trị của chúng lớn hơn khối tài sản của tỷ phú giàu nhất thế giới.Nguyên do là bởi trong số những bảo vật và văn vật đó có nhiều thứ khó có thể định đoạt giá như những bộ sách quý thời Tống Nguyên, tranh chữ thời nhà Đường, Tống, Nguyên và nhà Thanh...Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Phổ Nghi là hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Sinh năm 1906, ông đăng cơ lên ngôi hoàng đế vào năm 1908 sau khi bác của ông là Vua Quang Tự băng hà nhưng không có con trai nối dõi.
Vào tháng 11/1911, Cách mạng Tân Hợi dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn diễn ra thành công và lật đổ triều đại Mãn Thanh. Theo đó, chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc chấm dứt.
Ngày 12/2/1912, Thái hậu Long Dụ ký vào "Thanh đế thoái vị chiếu thư" theo một thỏa thuận giữa triều đình với chính quyền Dân quốc mới, do Đại thần Nhà Thanh Viên Thế Khải làm trung gian dàn xếp. Theo thỏa thuân, hoàng đế Phổ Nghi (lúc ấy 6 tuổi) buộc phải thoái vị nhưng được phép tiếp tục sống trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.
Dù Phổ Nghi được giữ lại tước vị hoàng đế nhưng đó chỉ là hư danh. Ông được chính quyền mới đối xử như một hoàng đế ngoại quốc và được trợ cấp 4 triệu lượng bạc mỗi năm.
Vào năm 1934, Phổ Nghi trở thành Hoàng đế Đại Mãn Châu quốc, lấy niên hiệu là Khang Đức. Khi quân Nhật Bản thất bại, Phổ Nghi một lần nữa tuyên đọc chiếu thư thoái vị vào tháng 8/1945.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Phổ Nghi cùng các hoàng thân quốc thích bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành vào năm 1924.
Trước khi rời cung, Phổ Nghi đã lén chuyển ra ngoài lượng lớn châu báu như ngọc phỉ thúy, dạ minh châu cùng nhiều cổ vật quý giá khác. Ông đem giấu chúng ở chỗ các đại thần để sau này bí mật mang đi.
Trong số những báu vật mà Phổ Nghi lén mang ra khỏi Tử Cấm Thành có nhiều đồng hồ kiểu phương Tây. Các nhà sưu tầm tư nhân đã mua được một vài chiếc.
Về sau, Phổ Nghi trao lại cho chính phủ Trung Quốc hơn 400 cổ vật đã mang đi trước khi rời Tử Cấm Thành. Các chuyên gia ước tính giá trị của chúng lớn hơn khối tài sản của tỷ phú giàu nhất thế giới.
Nguyên do là bởi trong số những bảo vật và văn vật đó có nhiều thứ khó có thể định đoạt giá như những bộ sách quý thời Tống Nguyên, tranh chữ thời nhà Đường, Tống, Nguyên và nhà Thanh...
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.