Lưu Bị, tự Huyền Đức, là một trong những đại nhân vật có sức ảnh hưởng lớn thời Tam quốc. Ông là nhà chính trị, nhà quân sự tài ba và là người sáng lập nhà Thục Hán.Theo sử sách, vào tháng 6 năm 223, Lưu Bị u uất rồi qua đời ở thành Bạch Đế, chỉ chưa đầy 1 năm sau khi đại bại ở trận Di Lăng. Trước khi từ giã cõi đời ở tuổi 62, Lưu Bị đã phó thác cho Gia Cát Lượng chăm lo, phò tá Lưu Thiện.Vào tháng 5 năm 223, Gia Cát Lượng đưa linh cữu của Lưu Bị về Thành Đô rồi cử hành nghi thức an táng vào tháng 8 cùng năm. Giống như Tào Tháo và những nhân vật lớn thời Tam quốc, vị trí lăng mộ của Lưu Bị đến nay vẫn là bí ẩn lớn.Nhiều người tin rằng, lăng mộ của Lưu Bị nằm tại đền Vũ Hầu cũng ở Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay).Giả thuyết này dựa trên "Tam Quốc chí" của sử gia Trần Thọ. Sở dĩ nhiều người tin rằng Trần Thọ đã từng làm quan các lệnh sử của Thục Hán, sống trên đất Thục hơn 30 năm nên có lẽ ông biết rõ thông tin về mộ của Lưu Bị.Tuy nhiên, một giả thuyết khác cho rằng, Lưu Bị được chôn cất ở khu vực núi Bành Sơn, Tứ Xuyên ngày nay thay vì được đưa về Thành Đô an táng.Theo giả thuyết này, Lưu Bị qua đời vào tháng 4 Âm lịch năm 223 tức giữa mùa Hè. Trong điều kiện thời tiết nóng như vậy cộng với đường xá không thuận lợi, việc đưa thi hài Lưu Bị từ thành Bạch Đế về đến Thành Đô chỉ có 2 cách là ngược đường thủy mà đi hoặc lên đường núi hiểm trở.Dù chọn con đường nào thì thời gian đưa thi hài Lưu Bị đến nơi tổ chức tang lễ và an táng mất khoảng 30 ngày. Trong khoảng thời gian đó, thi hài của nhà vua Thục Hán sẽ bị phân hủy.Vào thời điểm đó, kỹ thuật bảo quản thi hài trong điều kiện thời tiết như vậy không hoàn hảo. Vậy nên, dù dùng nhiều cách nhưng thi hài Lưu Bị vẫn không thể vẹn nguyên sau 1 tháng qua đời.Gia Cát Lượng không có cách gì giúp di hài Lưu Bị vẹn nguyên trong suốt 1 tháng từ thành Bạch Đế về Thành Đô để chôn cất. Do đó, chân núi Bành Sơn mới thực sự là nơi chôn cất Lưu Bị. Trong khi đó, đền Vũ Hầu ở Thành Đô chỉ là mộ giả - nơi chôn áo mũ và di vật của Lưu Bị. Dù vậy, đây chỉ là các giả thuyết. Đến nay, lăng mộ thật của quân chủ sáng lập nhà Thục Hán vẫn chưa tìm thấy. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Cận cảnh kho báu chứa đầy vàng ròng trong mộ cổ Trung Quốc.
Lưu Bị, tự Huyền Đức, là một trong những đại nhân vật có sức ảnh hưởng lớn thời Tam quốc. Ông là nhà chính trị, nhà quân sự tài ba và là người sáng lập nhà Thục Hán.
Theo sử sách, vào tháng 6 năm 223, Lưu Bị u uất rồi qua đời ở thành Bạch Đế, chỉ chưa đầy 1 năm sau khi đại bại ở trận Di Lăng. Trước khi từ giã cõi đời ở tuổi 62, Lưu Bị đã phó thác cho Gia Cát Lượng chăm lo, phò tá Lưu Thiện.
Vào tháng 5 năm 223, Gia Cát Lượng đưa linh cữu của Lưu Bị về Thành Đô rồi cử hành nghi thức an táng vào tháng 8 cùng năm. Giống như Tào Tháo và những nhân vật lớn thời Tam quốc, vị trí lăng mộ của Lưu Bị đến nay vẫn là bí ẩn lớn.
Nhiều người tin rằng, lăng mộ của Lưu Bị nằm tại đền Vũ Hầu cũng ở Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay).
Giả thuyết này dựa trên "Tam Quốc chí" của sử gia Trần Thọ. Sở dĩ nhiều người tin rằng Trần Thọ đã từng làm quan các lệnh sử của Thục Hán, sống trên đất Thục hơn 30 năm nên có lẽ ông biết rõ thông tin về mộ của Lưu Bị.
Tuy nhiên, một giả thuyết khác cho rằng, Lưu Bị được chôn cất ở khu vực núi Bành Sơn, Tứ Xuyên ngày nay thay vì được đưa về Thành Đô an táng.
Theo giả thuyết này, Lưu Bị qua đời vào tháng 4 Âm lịch năm 223 tức giữa mùa Hè. Trong điều kiện thời tiết nóng như vậy cộng với đường xá không thuận lợi, việc đưa thi hài Lưu Bị từ thành Bạch Đế về đến Thành Đô chỉ có 2 cách là ngược đường thủy mà đi hoặc lên đường núi hiểm trở.
Dù chọn con đường nào thì thời gian đưa thi hài Lưu Bị đến nơi tổ chức tang lễ và an táng mất khoảng 30 ngày. Trong khoảng thời gian đó, thi hài của nhà vua Thục Hán sẽ bị phân hủy.
Vào thời điểm đó, kỹ thuật bảo quản thi hài trong điều kiện thời tiết như vậy không hoàn hảo. Vậy nên, dù dùng nhiều cách nhưng thi hài Lưu Bị vẫn không thể vẹn nguyên sau 1 tháng qua đời.
Gia Cát Lượng không có cách gì giúp di hài Lưu Bị vẹn nguyên trong suốt 1 tháng từ thành Bạch Đế về Thành Đô để chôn cất. Do đó, chân núi Bành Sơn mới thực sự là nơi chôn cất Lưu Bị. Trong khi đó, đền Vũ Hầu ở Thành Đô chỉ là mộ giả - nơi chôn áo mũ và di vật của Lưu Bị. Dù vậy, đây chỉ là các giả thuyết. Đến nay, lăng mộ thật của quân chủ sáng lập nhà Thục Hán vẫn chưa tìm thấy. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh kho báu chứa đầy vàng ròng trong mộ cổ Trung Quốc.