Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền là những người đứng đầu 3 tập đoàn chính trị là: Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô. Họ tạo nên thế chân vạc nổi tiếng Tam quốc. Cuộc đời và sự nghiệp của 3 đại nhân vật này trở thành đề tài hấp dẫn giới chuyên gia cũng như công chúng.Theo một số ghi chép, Lưu Bị và Tào Tháo từng có giấc mơ "tiên tri" và đều trở thành sự thật. Cụ thể, trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, khi diễn ra chiến dịch Tây Xuyên, Lưu Bị có một giấc mơ "kỳ lạ". Trong mơ, Lưu Bị nhìn thấy một vị thần cầm thiết bổng đánh vào cánh tay phải của mình.Sau khi thức dậy, Lưu Bị cảm thấy cánh tay phải rất đau. Ông cho rằng, giấc mơ trên có thể là điềm báo rằng bản thân sắp mất đi một nhân tài xuất chúng được coi như cánh tay phải.Lưu Bị đã kể giấc mơ "lạ" trên cho Bàng Thống khi vị mưu sĩ tài giỏi không kém Gia Cát Lượng thúc giục vị quân chủ hạ lệnh cho quân sĩ nhanh chóng tiến đánh Tây Xuyên.Nghe xong, Bàng Thống nói với Lưu Bị rằng đó chỉ là giấc mơ, không cần quá lo lắng. Việc dẫn quân đánh trận không thể tránh khỏi thương vong. Vậy nên, sau đó, Lưu Bị đồng ý cho Bàng Thống dẫn quân tiến đánh Lạc Thành.Tuy nhiên, Bàng Thống về sau bị quân của Trương Nhiệm mai phục, công ở gò Lạc Phượng. Kết quả là Bàng Thống bị trúng tên và tử trận khi chỉ 36 tuổi. Theo đó, Lưu Bị đã mất một nhân tài xuất chúng là Bàng Thống. Một số người tin rằng cái chết của Bàng Thống cho thấy giấc mơ của Lưu Bị đã ứng nghiệm.Tương tự Lưu Bị, Tào Tháo cũng có một giấc mơ "tiên tri". Vào một tối, Tào Tháo nằm mơ thấy “tam mã thực tào”, tức là 3 con ngựa ăn chung một máng. Cái máng vốn đồng âm với họ Tào, từ mã để chỉ con ngựa. Do đó, Tào Tháo cho rằng có người tên mang chữ Mã đang âm mưu chiếm đoạt giang sơn của Tào gia.Sau một thời gian suy nghĩ, giải mã giấc mơ, Tào Tháo nghi ngờ gia tộc Tư Mã, đứng đầu là Tư Mã Ý, có thể sẽ khiến nhà Tào Ngụy sụp đổ.Vậy nên, khi còn sống, Tào Tháo luôn cảnh giác đề phòng Tư Mã Ý. Thậm chí, trước khi chết, ông còn dặn dò con trai Tào Phi rằng: “Tư Mã Ý vốn là kẻ không cam chịu làm bề tôi, và sau này tất sẽ can dự vào đại sự của Tào gia ”.Sau khi Tào Tháo chết, Tào Phi nắm quyền nhưng không nghe theo căn dặn của cha mà hết sức trọng dụng Tư Mã Ý. Điều này giúp Tư Mã Ý từng bước thâu tóm quyền lực, tạo nền móng cho con cháu sau này lật đổ nhà Tào Ngụy.Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.
Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền là những người đứng đầu 3 tập đoàn chính trị là: Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô. Họ tạo nên thế chân vạc nổi tiếng Tam quốc. Cuộc đời và sự nghiệp của 3 đại nhân vật này trở thành đề tài hấp dẫn giới chuyên gia cũng như công chúng.
Theo một số ghi chép, Lưu Bị và Tào Tháo từng có giấc mơ "tiên tri" và đều trở thành sự thật. Cụ thể, trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, khi diễn ra chiến dịch Tây Xuyên, Lưu Bị có một giấc mơ "kỳ lạ". Trong mơ, Lưu Bị nhìn thấy một vị thần cầm thiết bổng đánh vào cánh tay phải của mình.
Sau khi thức dậy, Lưu Bị cảm thấy cánh tay phải rất đau. Ông cho rằng, giấc mơ trên có thể là điềm báo rằng bản thân sắp mất đi một nhân tài xuất chúng được coi như cánh tay phải.
Lưu Bị đã kể giấc mơ "lạ" trên cho Bàng Thống khi vị mưu sĩ tài giỏi không kém Gia Cát Lượng thúc giục vị quân chủ hạ lệnh cho quân sĩ nhanh chóng tiến đánh Tây Xuyên.
Nghe xong, Bàng Thống nói với Lưu Bị rằng đó chỉ là giấc mơ, không cần quá lo lắng. Việc dẫn quân đánh trận không thể tránh khỏi thương vong. Vậy nên, sau đó, Lưu Bị đồng ý cho Bàng Thống dẫn quân tiến đánh Lạc Thành.
Tuy nhiên, Bàng Thống về sau bị quân của Trương Nhiệm mai phục, công ở gò Lạc Phượng. Kết quả là Bàng Thống bị trúng tên và tử trận khi chỉ 36 tuổi. Theo đó, Lưu Bị đã mất một nhân tài xuất chúng là Bàng Thống. Một số người tin rằng cái chết của Bàng Thống cho thấy giấc mơ của Lưu Bị đã ứng nghiệm.
Tương tự Lưu Bị, Tào Tháo cũng có một giấc mơ "tiên tri". Vào một tối, Tào Tháo nằm mơ thấy “tam mã thực tào”, tức là 3 con ngựa ăn chung một máng. Cái máng vốn đồng âm với họ Tào, từ mã để chỉ con ngựa. Do đó, Tào Tháo cho rằng có người tên mang chữ Mã đang âm mưu chiếm đoạt giang sơn của Tào gia.
Sau một thời gian suy nghĩ, giải mã giấc mơ, Tào Tháo nghi ngờ gia tộc Tư Mã, đứng đầu là Tư Mã Ý, có thể sẽ khiến nhà Tào Ngụy sụp đổ.
Vậy nên, khi còn sống, Tào Tháo luôn cảnh giác đề phòng Tư Mã Ý. Thậm chí, trước khi chết, ông còn dặn dò con trai Tào Phi rằng: “Tư Mã Ý vốn là kẻ không cam chịu làm bề tôi, và sau này tất sẽ can dự vào đại sự của Tào gia ”.
Sau khi Tào Tháo chết, Tào Phi nắm quyền nhưng không nghe theo căn dặn của cha mà hết sức trọng dụng Tư Mã Ý. Điều này giúp Tư Mã Ý từng bước thâu tóm quyền lực, tạo nền móng cho con cháu sau này lật đổ nhà Tào Ngụy.
Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.