UBND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng hồ sơ khoa học, đề nghị xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt với đình Trà Cổ. Ảnh: mongcai.gov.vn.Trước đó, vào năm 1974, đình Trà Cổ trở thành di tích đầu tiên của thành phố Móng Cái được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích Quốc gia. Ảnh: mongcai.gov.vn.Đình Trà Cổ nổi tiếng là ngôi đình có bề dày lịch sử về văn hóa và kiến trúc độc đáo trong khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Được xây dựng từ thời Hậu Lê (năm 1461), quá trình hình thành và tồn tại của đình Trà Cổ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của con người, vùng đất địa đầu tổ quốc. Ảnh: Trung tâm TT&VH-Phòng VHTT Móng Cái/mongcai.gov.vn.Đình Trà Cổ gắn với truyền thuyết "người Trà Cổ, tổ Đồ Sơn". Theo lời kể của các bậc cao niên trong làng, vào thời Hậu Lê (năm 1461), trong một lần sóng to gió lớn, 12 gia đình ngư dân người Đồ Sơn (Hải Phòng) trôi dạt vào một bán đảo hoang vu chỉ có sú vẹt và lau sậy. Ảnh: Trung tâm TT&VH-Phòng VHTT Móng Cái/mongcai.gov.vn.Do không thể chịu được sự vất vả, 6 gia đình tìm cách quay về quê cũ. Trong khi đó, 6 gia đình còn lại quyết định bám đất, xây dựng vùng quê mới. Theo thời gian, từ 6 gia đình với những ngôi nhà đơn sơ, nơi đây dần trở nên đông đúc và ngày càng phát triển như ngày nay. Tên làng Trà Cổ được người dân lấy từ hai chữ cái đầu tiên của quê cũ là Trà Phương và Cổ Trai. Ảnh: VOV.Về quá trình hình thành ngôi đình Trà Cổ, các bậc cao niên kể rằng, vào năm Quang Thuận thứ 2 (1461), dưới triều vua Lê Thánh Tông, đình bắt đầu được xây dựng. Đình thờ 6 vị tiên công đã có công khai khẩn lập làng. Ảnh: VOV.Vua Lê Thánh Tông rất chú trọng đến vấn đề chủ quyền biên giới. Việc xây dựng đình Trà Cổ ở vùng biên ải là quyết định của triều đình lúc bấy giờ. Đây là nơi thờ thần, sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi các quan triều đình nghỉ ngơi khi đi du ngoạn. Ảnh: TTXVN.Vào năm 2019, lễ hội đình Trà Cổ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào đầu tháng 6 Âm lịch. Đây là dịp để người dân tưởng nhớ các vị tiền nhân đã có công dựng làng, lập ấp, đánh đuổi ngoại xâm cũng như giáo dục truyền thống, nâng cao lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ trẻ. Ảnh: bienphong.com.vn.Lễ hội thu hút du khách với nhiều hoạt động hấp dẫn bao gồm: Lễ rước kiệu nghênh thần trên biển; Lễ Mộc Dục; Lễ rước mâm hoa quả và cây đèn thần vào Đình; hội thi "ông Voi"... Ảnh: mongcai.gov.vnThêm nữa, khi ghé thăm đình Trà Cổ, mọi người có thể chiêm ngưỡng những hiện vật cố quý hiếm gồm: 3 đỉnh hương đồng, 2 hạc cưỡi đầu rồng sơn son thiếp vàng, 8 long ngai bằng gỗ từ thời Nguyễn và 12 sắc phong chất liệu giấy. Ảnh: TTXVN.Mời độc giả xem video: 11.100 tỷ đồng xây dựng đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.
UBND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng hồ sơ khoa học, đề nghị xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt với đình Trà Cổ. Ảnh: mongcai.gov.vn.
Trước đó, vào năm 1974, đình Trà Cổ trở thành di tích đầu tiên của thành phố Móng Cái được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích Quốc gia. Ảnh: mongcai.gov.vn.
Đình Trà Cổ nổi tiếng là ngôi đình có bề dày lịch sử về văn hóa và kiến trúc độc đáo trong khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Được xây dựng từ thời Hậu Lê (năm 1461), quá trình hình thành và tồn tại của đình Trà Cổ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của con người, vùng đất địa đầu tổ quốc. Ảnh: Trung tâm TT&VH-Phòng VHTT Móng Cái/mongcai.gov.vn.
Đình Trà Cổ gắn với truyền thuyết "người Trà Cổ, tổ Đồ Sơn". Theo lời kể của các bậc cao niên trong làng, vào thời Hậu Lê (năm 1461), trong một lần sóng to gió lớn, 12 gia đình ngư dân người Đồ Sơn (Hải Phòng) trôi dạt vào một bán đảo hoang vu chỉ có sú vẹt và lau sậy. Ảnh: Trung tâm TT&VH-Phòng VHTT Móng Cái/mongcai.gov.vn.
Do không thể chịu được sự vất vả, 6 gia đình tìm cách quay về quê cũ. Trong khi đó, 6 gia đình còn lại quyết định bám đất, xây dựng vùng quê mới. Theo thời gian, từ 6 gia đình với những ngôi nhà đơn sơ, nơi đây dần trở nên đông đúc và ngày càng phát triển như ngày nay. Tên làng Trà Cổ được người dân lấy từ hai chữ cái đầu tiên của quê cũ là Trà Phương và Cổ Trai. Ảnh: VOV.
Về quá trình hình thành ngôi đình Trà Cổ, các bậc cao niên kể rằng, vào năm Quang Thuận thứ 2 (1461), dưới triều vua Lê Thánh Tông, đình bắt đầu được xây dựng. Đình thờ 6 vị tiên công đã có công khai khẩn lập làng. Ảnh: VOV.
Vua Lê Thánh Tông rất chú trọng đến vấn đề chủ quyền biên giới. Việc xây dựng đình Trà Cổ ở vùng biên ải là quyết định của triều đình lúc bấy giờ. Đây là nơi thờ thần, sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi các quan triều đình nghỉ ngơi khi đi du ngoạn. Ảnh: TTXVN.
Vào năm 2019, lễ hội đình Trà Cổ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào đầu tháng 6 Âm lịch. Đây là dịp để người dân tưởng nhớ các vị tiền nhân đã có công dựng làng, lập ấp, đánh đuổi ngoại xâm cũng như giáo dục truyền thống, nâng cao lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ trẻ. Ảnh: bienphong.com.vn.
Lễ hội thu hút du khách với nhiều hoạt động hấp dẫn bao gồm: Lễ rước kiệu nghênh thần trên biển; Lễ Mộc Dục; Lễ rước mâm hoa quả và cây đèn thần vào Đình; hội thi "ông Voi"... Ảnh: mongcai.gov.vn
Thêm nữa, khi ghé thăm đình Trà Cổ, mọi người có thể chiêm ngưỡng những hiện vật cố quý hiếm gồm: 3 đỉnh hương đồng, 2 hạc cưỡi đầu rồng sơn son thiếp vàng, 8 long ngai bằng gỗ từ thời Nguyễn và 12 sắc phong chất liệu giấy. Ảnh: TTXVN.
Mời độc giả xem video: 11.100 tỷ đồng xây dựng đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.