Đình Hoành Sơn nằm ở xóm 4 (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Trước đây, đình có tên gọi là đình Nam Hoa, rồi đình Làng Ngang, thuộc tổng Nam Kim. Đình được xây dựng để thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, là người có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quốc gia Đại Việt.Đình được xây dựng vào tháng Chạp năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 23, năm 1763 và đến cuối năm sau thì hoàn thành. Người khởi xướng và chủ sự xây dựng công trình này là Đặng Thạc, cử nhân dưới triều Vua Lê Hiển Tông (1740-1786) thuộc dòng dõi thế tộc và có uy quyền nhất vùng.Đình tọa lạc trên diện tích khoảng 2.500 m2. Đình Hoành Sơn nổi danh bởi có nhiều chạm khắc trang trí trên gỗ độc đáo. Đây là công trình kiến trúc lịch sử được xếp vào diện có quy mô đồ sộ bậc nhất miền Trung.Ngôi đình rộng khoảng 150 m2 với 5 gian chính, 2 chái, 8 vì, 32 cột.Đình gồm Tiền điện và Hậu điện phía sau tạo thành mặt bằng kiểu chữ T.Cột đình được làm bằng gỗ lim và chò chỉ, đường kính lớn, đều nhau. Trên mái có 26 đường hoành và 42 đường xà.Đình có lối kết cấu vì kèo kiểu “giá chiêng, chồng rường”. Trên cùng của đấu thứ nhất là hình ảnh “phượng hàm thư”. Phượng là một trong 4 tứ linh (long, ly, quy, phượng), với đặc điểm mỏ diều hâu, mắt giọt lệ, tóc trĩ, cổ rắn, vẩy cá chép, mình chim, đuôi công, chân hạc, móng chim ưng… phượng được coi là loài chim tiên, là biểu tượng cho vũ trụ.Hầu hết xà, cốn, ván nong, kẻ, bẩy, đầu dư, cổ nghé, rường, đấu... đều được tận dụng thành các mảng trang trí chạm trổ linh hoạt.Trên các cột gỗ đều được trang trí dày đặc, kỹ thuật chạm khắc tinh xảo, đề tài phong phú, đa dạng.Ngoài hình tượng “tứ linh” được khắc họa dưới nhiều hình thức khác nhau, còn có nhiều đề tài minh họa các điển cố, điển tích, thể hiện ước mơ của người nông dân Nghệ An nói chung và làng Hoành Sơn nói riêng. Đình Hoành Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia vào tháng 7/1984 và được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt vào tháng 12/2017.
Đình Hoành Sơn nằm ở xóm 4 (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Trước đây, đình có tên gọi là đình Nam Hoa, rồi đình Làng Ngang, thuộc tổng Nam Kim. Đình được xây dựng để thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, là người có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quốc gia Đại Việt.
Đình được xây dựng vào tháng Chạp năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 23, năm 1763 và đến cuối năm sau thì hoàn thành. Người khởi xướng và chủ sự xây dựng công trình này là Đặng Thạc, cử nhân dưới triều Vua Lê Hiển Tông (1740-1786) thuộc dòng dõi thế tộc và có uy quyền nhất vùng.
Đình tọa lạc trên diện tích khoảng 2.500 m2. Đình Hoành Sơn nổi danh bởi có nhiều chạm khắc trang trí trên gỗ độc đáo. Đây là công trình kiến trúc lịch sử được xếp vào diện có quy mô đồ sộ bậc nhất miền Trung.
Ngôi đình rộng khoảng 150 m2 với 5 gian chính, 2 chái, 8 vì, 32 cột.
Đình gồm Tiền điện và Hậu điện phía sau tạo thành mặt bằng kiểu chữ T.
Cột đình được làm bằng gỗ lim và chò chỉ, đường kính lớn, đều nhau. Trên mái có 26 đường hoành và 42 đường xà.
Đình có lối kết cấu vì kèo kiểu “giá chiêng, chồng rường”. Trên cùng của đấu thứ nhất là hình ảnh “phượng hàm thư”. Phượng là một trong 4 tứ linh (long, ly, quy, phượng), với đặc điểm mỏ diều hâu, mắt giọt lệ, tóc trĩ, cổ rắn, vẩy cá chép, mình chim, đuôi công, chân hạc, móng chim ưng… phượng được coi là loài chim tiên, là biểu tượng cho vũ trụ.
Hầu hết xà, cốn, ván nong, kẻ, bẩy, đầu dư, cổ nghé, rường, đấu... đều được tận dụng thành các mảng trang trí chạm trổ linh hoạt.
Trên các cột gỗ đều được trang trí dày đặc, kỹ thuật chạm khắc tinh xảo, đề tài phong phú, đa dạng.
Ngoài hình tượng “tứ linh” được khắc họa dưới nhiều hình thức khác nhau, còn có nhiều đề tài minh họa các điển cố, điển tích, thể hiện ước mơ của người nông dân Nghệ An nói chung và làng Hoành Sơn nói riêng. Đình Hoành Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia vào tháng 7/1984 và được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt vào tháng 12/2017.