Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập đế chế Mông Cổ và là một trong những nhà chinh phục thành công nhất lịch sử nhân loại. Dưới sự chỉ huy của ông, đội quân của đế quốc Mông Cổ hùng mạnh đã chinh phục được nhiều vùng đất rộng lớn gần 31 triệu km2 trải dài từ châu Á sang châu Âu. Đây cũng là lý do dân gian có câu “vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó”.Theo các nhà nghiên cứu, hành trình chinh phục thế giới, xẻ một đường xuyên qua châu Á và châu Âu của Thành Cát Tư Hãn đã mở ra thời kỳ hưng thịnh của đế chế Mông Cổ.Tuy nhiên, đến năm 1227, Thành Cát Tư Hãn qua đời để lại một di sản khổng lồ cho con cháu. Oa Khoát Đài trở thành Khả Hãn tiếp theo của Mông Cổ sau khi người cha quyền lực từ giã cõi đời.Nhằm tiếp nối di sản và tư tưởng của cha, Oa Khoát Đài mở nhiều chiến dịch quân sự ở cả châu Á lẫn châu Âu. Thế nhưng, cuối cùng đế chế Mông Cổ bỏ dở cuộc xâm chiếm toàn bộ châu Âu sau khi gặp phải những thách thức khó có thể vượt qua ở Hungary vào năm 1242.Cụ thể, Oa Khoát Đài dẫn quân Mông Cổ tiến đánh nước Nga năm 1235 và khu vực Đông Âu năm 1240. Đến năm 1241, quân đội Mông Cổ tràn vào Hungary, đánh bại liên quân Ba Lan và Hungary, buộc vua nước này phải tháo chạy.Tuy nhiên, vào năm 1242, quân đội Mông Cổ đột ngột ngừng cuộc xâm lược và rút lui. Trước sự việc này, một số giả thuyết cho rằng có thể cái chết của Oa Khoát Đài vào tháng 12/1241 đã thôi thúc các chỉ huy cấp cao thuộc quân đội Mông Cổ quyết định hồi hương. Thế nhưng, nhiều người cho rằng điều này không chính xác.Nhằm giải mã bí ẩn này, nhà nghiên cứu khí hậu Ulf Büntgen ở Viện Nghiên cứu Liên bang Thụy Sĩ WSL là đồng tác giả của một nghiên cứu những nhân tố khí hậu dẫn đến hành động rút lui của quân Mông Cổ năm 1242. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dựa trên kiểm tra dữ liệu vòng cây ở phía bắc Scandinavia, dãy núi Ural vùng cực, Carpat ở Romania, Alp ở Áo và Altai ở Nga.Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện vào năm 1242, Hungary trải qua mùa đông lạnh và nhiều tuyết rơi. Đến mùa xuân, thời tiết ẩm ướt. Kết quả là những đồng cỏ rộng lớn ở Hungary biến thành đầm lầy.Theo các nhà nghiên cứu, chính điều kiện thời tiết này đã ngăn cản vó ngựa Mông Cổ tiếp tục cuộc xâm chiếm châu Âu. Bởi lẽ, vùng đồng cỏ của Hungary nổi tiếng lầy lội nên kỵ binh Mông Cổ không thể vượt qua một cách thuận lợi như những địa hình khác.Điều này khiến quân Mông Cổ hao tổn thực lực lớn. Các tướng chỉ huy nhận ra nếu tiếp tục chinh chiến thì sẽ đối mặt với những tổn thất lớn hơn như sa lầy trong chiến trường ở châu Âu, sức mạnh của Mông Cổ sẽ suy giảm. Do vậy, quân đội Mông Cổ rút quân ở châu Âu về nước và đẩy mạnh các cuộc chinh phạt ở châu Á.Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.
Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập đế chế Mông Cổ và là một trong những nhà chinh phục thành công nhất lịch sử nhân loại. Dưới sự chỉ huy của ông, đội quân của đế quốc Mông Cổ hùng mạnh đã chinh phục được nhiều vùng đất rộng lớn gần 31 triệu km2 trải dài từ châu Á sang châu Âu. Đây cũng là lý do dân gian có câu “vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó”.
Theo các nhà nghiên cứu, hành trình chinh phục thế giới, xẻ một đường xuyên qua châu Á và châu Âu của Thành Cát Tư Hãn đã mở ra thời kỳ hưng thịnh của đế chế Mông Cổ.
Tuy nhiên, đến năm 1227, Thành Cát Tư Hãn qua đời để lại một di sản khổng lồ cho con cháu. Oa Khoát Đài trở thành Khả Hãn tiếp theo của Mông Cổ sau khi người cha quyền lực từ giã cõi đời.
Nhằm tiếp nối di sản và tư tưởng của cha, Oa Khoát Đài mở nhiều chiến dịch quân sự ở cả châu Á lẫn châu Âu. Thế nhưng, cuối cùng đế chế Mông Cổ bỏ dở cuộc xâm chiếm toàn bộ châu Âu sau khi gặp phải những thách thức khó có thể vượt qua ở Hungary vào năm 1242.
Cụ thể, Oa Khoát Đài dẫn quân Mông Cổ tiến đánh nước Nga năm 1235 và khu vực Đông Âu năm 1240. Đến năm 1241, quân đội Mông Cổ tràn vào Hungary, đánh bại liên quân Ba Lan và Hungary, buộc vua nước này phải tháo chạy.
Tuy nhiên, vào năm 1242, quân đội Mông Cổ đột ngột ngừng cuộc xâm lược và rút lui. Trước sự việc này, một số giả thuyết cho rằng có thể cái chết của Oa Khoát Đài vào tháng 12/1241 đã thôi thúc các chỉ huy cấp cao thuộc quân đội Mông Cổ quyết định hồi hương. Thế nhưng, nhiều người cho rằng điều này không chính xác.
Nhằm giải mã bí ẩn này, nhà nghiên cứu khí hậu Ulf Büntgen ở Viện Nghiên cứu Liên bang Thụy Sĩ WSL là đồng tác giả của một nghiên cứu những nhân tố khí hậu dẫn đến hành động rút lui của quân Mông Cổ năm 1242. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dựa trên kiểm tra dữ liệu vòng cây ở phía bắc Scandinavia, dãy núi Ural vùng cực, Carpat ở Romania, Alp ở Áo và Altai ở Nga.
Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện vào năm 1242, Hungary trải qua mùa đông lạnh và nhiều tuyết rơi. Đến mùa xuân, thời tiết ẩm ướt. Kết quả là những đồng cỏ rộng lớn ở Hungary biến thành đầm lầy.
Theo các nhà nghiên cứu, chính điều kiện thời tiết này đã ngăn cản vó ngựa Mông Cổ tiếp tục cuộc xâm chiếm châu Âu. Bởi lẽ, vùng đồng cỏ của Hungary nổi tiếng lầy lội nên kỵ binh Mông Cổ không thể vượt qua một cách thuận lợi như những địa hình khác.
Điều này khiến quân Mông Cổ hao tổn thực lực lớn. Các tướng chỉ huy nhận ra nếu tiếp tục chinh chiến thì sẽ đối mặt với những tổn thất lớn hơn như sa lầy trong chiến trường ở châu Âu, sức mạnh của Mông Cổ sẽ suy giảm. Do vậy, quân đội Mông Cổ rút quân ở châu Âu về nước và đẩy mạnh các cuộc chinh phạt ở châu Á.
Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.